Siêu Cấp Hoàng Kim Thủ

Chương 911: Chương 911: Kỹ thuật như thần






-Lão Trần ông cứ yên tâm, chúng tôi tuyệt đối không nói câu nào!

Hồng lão nghiêm túc nói, ông và Trần Vô Cực tranh đấu cả đời, tuy nói bình thường 2 người là đối thủ cạnh tranh, nhưng hai người cũng là người hiểu đối phương nhất.

Long Thạch Chủng hiếm có, điêu khắc thứ này Trần Vô Cực cũng rất khẩn trương, nếu như có thể làm tốt thì thứ này sẽ là tác phẩm để đời của ông.

Lúc tuổi già còn có thể dùng Long Thạch Chủng để tạo một tác phẩm huy hoàng cho mình, việc này thật sự là rất sung sướng, điểm này Hồng lão hiểu nên mới trịnh trọng như thế.

Trần Vô Cực gật đầu rồi ngồi thẳng trên ghế.

Trần Lỗi mang một chậu nước ấm tới để cho Trần Vô Cực ngâm đao, đây là thói quen của Trần Vô Cực, trước khi làm việc ông thường ngâm những thanh đao của mình một lần để lên tinh thần.

Ngâm 5 phút, Trần Vô Cực lấy chúng ra, hai tay tràn đầy nếp nhăn của ông hiện tại do nước nóng nên có chút đỏ lên, Trần Lỗi tiến lên đưa khăn để ông lau sạch tay mình.

Làm xong việc này, ông liền đi tới cái bàn.

Trên bàn có một cái rương nhỏ, bên cạnh là những dụng cụ thường dùng của Trần Vô Cựx, đi đến trước cái bàn, Trần Vô Cực không có ngồi xuống mà mở cái rương lấy Phỉ Thúy ra.

Nhìn thấy khối Phỉ Thúy xinh đẹp này, ánh mắt Hoàng Hạo liền trừng lớn.

Hắn và thầy hắn giống nhau, hai người đều có khát vọng với nguyên liệu tốt, có điều Hồng lão tuy có khát vọng nhưng không thể làm gì được, mà hắn thì vẫn còn mạnh khỏe, nếu có được nó thì hắn nhất định sẽ tạo thành một tác phẩm rất xuất sắc. Lúc này hắn đang ai thán, vì sao Trần Vô Cực đã phong đao rồi mà lại muốn tiếp tục điêu khắc, nếu không như vậy thì với quan hệ của hắn và Lý Dương lúc này rất có thể khối Phỉ Thúy này đã rơi vào tay hắn.

Có điều hiện tại có nói cũng không làm gì được, hắn chỉ có thể trơ mắt nhìn mà thôi.

Cũng may người sử dụng là người có danh tiếng lớn hơn hắn nhiều, trình độ cũng rất cao, cho dù có chút ghen tị nhưng trong lòng hắn cũng đã chịu phục, bình tĩnh lại, hắn chuẩn bị học hỏi kinh nghiệm của Trần Vô Cực.

-Lý Dương, khối nguyên liệu này tôi đã cẩn thận tính qua, sau khi làm xong vòng tay còn có thể làm ra w khối ngọc bài và một ngọc bội!

Trần Vô Cực chỉ vào khối Phỉ Thúy rồi chậm rãi nói, vừa nói ông vừa ra dấu nên sử dụng thứ này thế nào, đây cũng là một môn học vấn, chạm khắc sư tốt là người có thể làm ra càng nhiều vật phẩm hơn từ cùng một khối nguyên liệu.

Lý Dương gật đầu, hai khối ngọc bài và 1 khối ngọc bội đã rất tốt rồi, lúc trước hắn chỉ nghĩ là có thể làm ra 2 khối ngọc bội mà thôi.

Trần lão lại nói tiếp:

-Ngọc bài tôi định làm thành Xuân Thủy Lưu Sơn, phần còn dư có thể làm thành một chuỗi ngọc đeo tay, ngọc bội thì làm Long Bội, phần còn lại thì làm mặt nhẫn!

Trần Vô Cực nói xong lại nhìn Lý Dương.

Nguyên liệu là của Lý Dương, muốn làm thế nào còn cần ý của Lý Dương, đây chỉ là đề nghị của ông, chuyện còn lại phải do Lý Dương quyết định.

-Làm theo ý của ngài là được, ngài cho rằng làm thế là thích hợp nhất thì cứ làm, tôi không có ý kiến!

Lý Dương nhẹ nhàng cười nói, an bài thế nào quả thật hắn không hiểu, mà phương án của Trần Vô cực như thế hắn đã rất vừa lòng rồi.

Hồng lão đứng ở phía sau cũng đồng ý gật đầu.

Kiết Dương và Tô Châu có một điểm giống nhau, đó là rất tiết kiệm nguyên liệu, đại sư tuổi tác càng lớn thì lại càng tiết kiệm, nguyên liệu có giá trị 800 vạn bọn họ có thể biến chúng thành 1000 vạn để dùng.

Trần Vô Cực phân phối như thế rất thích hợp, cũng rất tinh tế, mỗi chỗ đều rất hợp lý.

Đây cũng là đặc điểm của chạm khắc sư phương nam

Phương Bắc thì lại khác, thứ bọn họ theo đuổi là bộ dáng của tác phẩm, thứ bọn họ quan tâm trước hết là thành phẩm, làm thành cái gì mới thích hợp nhất, cho dù là có chút lãng phí cũng không sao.

Bình thường thì cùng một khối nguyên liệu, bọn họ lãng phí nhiều hơn những chạm khắc sư miền nam khoảng 1,2 phần mười, người càng theo đuổi sự hoàn mỹ thì càng lãng phí nhiều, có người thậm chí đều lãng phí đến 3, 4 phần mười, có người thậm chí còn lãng phí tới một nữa.

Thói quen của người miền bắc đám người chạm khắc sư miền nam không quen nhìn, vì thế giới chạm ngọc đã xảy ra không ít tranh luận.

Kỳ thật việc này đều do lịch sữ tạo thành, Phương bắc có nhiều nguyên liệu nên bọn họ có thể lãng phí, miền nam thì lại rất ít, có chỗ còn không có.

Nguyên liệu của miền nam phần lớn đều được cận chuyển từ miền Bắc, bây giờ có xe lữa tốc độ nhanh nên việc vận chuyển khá dễ dàng chứ không như hồi xưa, lúc trước vận chuyển những thứ này rất khó khăn nên chạm khắc sư miền nam mới có thói quen tiết kiệm nguyên thạch

Cùng một loại nguyên liệu nhưng nó ở miền nam có giá cao hơn miền bắc không ít, hơn nữa lại rất khó có được, cho nên mới dưỡng thành thói quen như thế, thói quen này trong mắt người miền bắc thì lại biến thành keo kiệt.

Ngẫm lại cũng đúng, phương bắc có vị trí rất gần Bắc Kinh, Bắc Kinh là kinh thành, đó là nơi những nguyên liệu tốt nhất tụ tập lại, tất nhiêu là nguyên liệu sẽ nhiều và tốt hơn miền nam.

Chính vì như vậy ch nên trong 4 vị đại sư, quan hệ của Hồng lão và Trần lão tốt hơn một chút, hai người đều là đại biểu của phía nam.

Lý Dương không có phản đối, Trần Vô Cực liền dụa vào suy nghĩ của mình bắt đầu làm.

Vòng tay khi làm có nhiều phế liệu nhất, phần nguyên liệu còn lại cũng nhiều nhất, ngọc bội sẽ được làm từ phần nguyên liệu còn lại từ vòng tay, trần vô cực trước hết chuẩn bị làm 2 khối ngọc bài.

Ngọc Bài Xuân Thủy Thu Sơn.

Xuân Thủy Thu Sơn không phải chỉ là phong cảnh, nó còn chứa 2 câu chuyện bên trong.

Thời Tống, phương bắc Trung Quốc có 2 dân tộc thiểu số là Khiết Đan và Nữ Chân, hai dân tộc này đều có tập quán săn bắn, bọn họ chia mùa đi săn thành 2 mùa là xuân và thu, cái gọi là ngọc bài Xuân Thủy Thu Sơn chính là miêu tả 2 hoạt động này.

Ngọc Xuân Thủy miêu tả cảnh tượng bắt thiên nga, người của hai nước Liêu Kim đều am hiểu bắt ưng và thuần ưng, bọn họ thuần dưỡng một loại ưng không lớn, nhưng phi thường mãnh liệt, loại ưng này được gọi là cốt ưng, mà người của hai nước Liêu Lim gọi loại ưng này là Hải Đông Thanh.

Bọn họ rất cú trọng săn bắn mùa xuân, vì vậy bọn họ chuẩn bị rất nhiều thứ, dần dần nó đã trở thành một tập quán.

Đầu tiên, hoáng đế của bọn họ phải bái thiên, khi thấy thiên nga đến liền thả Hải Đông Thanh. Thiên nga lớn hơn Hải Đông Thanh rất nhiều, chim ưng muốn bắt thiên nga cũng không phải là việc dễ dàng, không bắt được, vậy thì phải làm sao? Hải Đông THhanh vì vậy đã luyện ra một bản năng siêu phàm, khi nó thấy thiên nga, định xong mục tiêu, nó liền bay cao hơn thiên nga.

Sau đó, nó từ không trưng gắt gao nắm lấy đầu thiên nga rồi lao thẳng xuống phía dưới, chờ tới khi chạm đất nó mới thôi. Lúc này, người huấn luyện chim ưng liền chạy tới bắt thiên nga, sau đó họ dùng dao găm mổ đầu thiên nga ra, lấy óc đút cho Hải Đông Thanh ăn.

Óc thiên nga chính là loại thức ăn ưa thích của Hải Đông Thanh.

Sau khi thành công săn bắt thiên nga, bọn họ liền nhổ lớp lông dài nhất của thiên nga ra xem như chiến lợi phẩm, mà phần tốt nhất trong số đó sẽ là cống phẩm dâng lên cho hoàng đế. Thu hoạch thiên nga càng nhiều cho thấy cuộc sống năm đó càng thuận lợi, tất cả mọi người sẽ càng thêm hạnh phúc, người bắt được nhiều sẽ được ban thưởng hậu hỉ.

Đây là lai lịch của Xuân Thủy ngọc, cho dù là loại Xuân Thủy ngọc nào đi nữa thì trên đó đều có Hải Đông Thanh và thiên nga, ngoài ra còn có những sóng nước nhè nhẹ cho thấy đây là cảnh mùa xuân.

Xuân Thủy ngọc là một trong những loại đồ ngọc, khởi nguyên từ Liêu, Kim, cho tới nay vẫn có người làm loại ngọc này.

Trần Vô Cực là Xuân Thủy ngọc chính là hi vọng Lý Dương có thể giống như chim ưng vĩnh viễn bay lượn trên bầu trời.

Về phần Thu Sơn, ý nghĩa của nó đơn giản hơn nhiều, Thu Sơn là đi săn mùa thu, lên núi săn thú, nó là loại săn bắn thông thường nhất, con mồi tốt nhất torng đợt săn bắn này chính là Lộc, vì vậy trên ngọc bài sẽ có hình Lộc trên đó.

Tiếp theo là Hổ, Hổ này không phải là Hổ nuôi dưỡng, hình ảnh này ám chỉ thợ săn, ý nghĩa của nó chính là nói thợ săn mãnh liệt như Hổ.

Ngọc Bài Xuân Thủy Thu Sơn mang ý nghĩa vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ.

Trần Vô Cực là người phương nam, mà ngọc bài Xuân Thủy Thu Sơn và câu chuyện của nó thuần túy là của phương bắc, chính vì vậy làm thứ này là một thử thách với ông.

Sau khi phần nguyên liệu được tách ra, Trần Vô Cực liền ngồi xuống, động tác trở nên vô cùng chuyên chú, sau đó ông bắt đầu làm việc.

Tay của Trần Vô Cực vô cùng linh hoạt, mũi khoan rất nhanh đã tạo thành diện mạo phác họa của ngọc bài, nhìn về phía khối ngọc, Trần Vô Cực vừa lòng gật đầu.

Nhận lấy đặc chế đao từ tay Trần Lõi, bàn tay nắm chặt đao khắc không ngừng bay múa trên khối nguyên liệu, Hồng lão, Hoàng Hạo và Lý Dương đều mở to mắt nhìn.

Ngay lúc này, Trần Vô Cực thể hiện ra bản lĩnh điêu khắc thần kỳ của mình

-Âm Dương khắc?

Nhìn đao khắc không ngừng biến đổi, trong đầu Lý Dương đột nhiên xuất hiện 3 từ này.

Đây chính là tuyệt kỹ của Trần Vô Cực, Âm Dương khắc khác với các loại điêu khắc khác, nó vừa nhu vừa cương, rất khó để điều khiển đao khắc, cũng chỉ có Trần Vô Cực vô cùng tinh thông Thái Cực Quyền mới có thể vận dụng thủ pháp này nhẹ nhàng như thế.

Hoàng Hạo càng nhìn càng chuyên chú, từ khi Trần Vô Cực động đao thù hắn đã nhận ra thủ pháp này.

Thủ pháp chạm ngọc Âm Dương Khắc, trong những người sử dụng thủ đoạn này nếu Trần Vô Cực nói thứ 2 thì không ai dám nói thứ nhất, cho dù Hồng lão thì cũng không thể so với Trần Vô Cực được, Thái Cực công chú ý nhất chính là Âm Dương điều hòa, Trần Vô Cực luyện quyền pháp này nên có lợi hơn những người khác.

Trần lão điêu khắc rất nhanh, không bao lâu sau, một con chim ưng sơ bộ đã xuất hiện.

Hồng lão đứng phía sau cũng gật gật đầu.

Trần Vô Cực là người có tốc độ điêu khắc nhanh nhất trong số những vị đại sư, ngoại trừ thể lực ra, tốc độ điêu khắc của ông nhanh như vậy cũng là có quan hệ với quyền pháp ông luyện.

Trên ngọc bài, con chim ưng với chiếc mỏ sắc nhọn lộ ra, còn không chưa có hoàn toàn thành hình thì sự lạnh lùng sắc bén của nó cũng đã lộ ra.

Lý Dương đột nhiên có một suy nghĩ, hắn liền nhớ tới một thủ pháp chạm khắc khác, lúc điêu khắc miệng ưng, Trần Vô Cực đã sử dụng thủ pháp này đem độ cong của miệng ưng và sự tinh xảo sắc bén kết hợp lại cùng một chỗ, không cần nhìn chỗ khác, chỉ cần nhìn cái mỏ này cũng đã thấy con chim ưng này rất giống thật.

Trần Lỗi cũng chú ý tới điểm này, mỗi lần Trần Vô Cực ngẩn đầu lên thì Trần Lỗi đều hiểu ý đưa đao khắc.

Mỗi lần Trần Vô Cực đổi đao, Hồng lão đều chú ý rất rõ, khi điêu khắc càng dùng ít đao càng tốt, có người chỉ dùng 1 đao, như vậy càng dễ dàng điêu khắc hơn.

Có điều dùng nhiều đao thì cũng có chỗ tốt của nó, như vậy thì tạo hình càng thêm sắc nét càng thêm có thần.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.