Siêu Cấp Hoàng Kim Thủ

Chương 338: Chương 338: Cái nghiên mực có tám tầng màu vàng






- Phương lão, thật sự là cám ơn ngài.

Lý Dương cầm lấy văn kiện mở ra xem. Nhóm chuyên gia có xem xét cũng chưa chắc đã đúng nhưng quả thật thì đây cũng là một phương thức giám định có sức thuyết phục. Kỹ thuật giám định tuy là có tính phiến diện nhưng có độ chân thực đáng tin.

- Không sao, tôi giúp cậu phục hồi hiện vật cũng xem như là góp phần lưu truyền bảo vật của quốc gia rồi.

Phương lão phe phẩy lắc đầu, nhìn chằm chằm bức cổ họa.

Tranh chữ thư pháp không giống với các loại đồ cổ khác. Việc bảo tồn nó cũng không dễ dàng gì. Tất cả đều phải theo yêu cầu rất nghiêm khắc về hoàn cảnh, khí hậu. Cho nên cổ họa có niên đại lâu đời tồn tại còn rất ít.

Bức cổ họa này có thể bảo tồn được đến như vậy là nhờ có ngọc chẩm. Ngọc chẩm được niêm phong rất kĩ. Ngọc có đặc tính là ôn nhuận, có tác dụng trong việc bảo quản đồ vật. Nếu không nhờ như vậy thì chỉ sợ bức họa cổ mấy trăm năm này đã thành bột giấy.

- Ngài yên tâm, tôi nhất định là sẽ bảo quản nó thật tốt. Tôi không biết là với tình huống này thì tôi nên đưa cho ngài phí phục hồi là bao nhiêu. Đây là chi phiếu hai trăm ngàn, ngài xem có đủ hay không?

Lý Dương đưa ra tấm chi phiếu đã được chuẩn bị. Phương lão đã giúp hắn khôi phục lại bức cổ họa, nhưng rốt cuộc Lý Dương lại không biết phải trả bao nhiêu tiền. Cho nên đã tùy ý thăm dò qua một chút, biết được việc phục hồi tranh cổ thì sẽ có giá là hai trăm ngàn.

Nhìn Lý Dương đưa tấm chi phiếu, Phương lão thở dài lắc đầu, đẩy tay hắn trở về:

- Có thể nhìn thấy bức tranh đã thất truyền của triều thần Vĩnh Huy thì tôi đã mãn nguyện lắm rồi, không cần nhắc đến chuyện phí phục hồi.

- Phương lão, cái này sao có thể được. Nếu không nhờ ngài thì bức cổ họa này đã bị hủy trong tay tôi. Số tiền này ngài nhất định phải cầm.

Lý Dương ra sức lắc đầu, càng cố nhét tấm chi phiếu vào tay Phương lão. Tiền đối với Lý Dương chỉ là phụ, quan trọng là tấm lòng. Phương lão đã có thể khôi phục lại tấm tranh cổ tốt đến như vậy, kỳ thật Lý Dương đã cảm thấy mình mắc nợ một ân tình.

Trong mắt Phương lão hiện lên một tia do dự, lại lắc đầu:

- Cậu Lý, tiền thì tôi không cần. Tôi chỉ có một thỉnh cầu, không biết là cậu có đồng ý hay không?

- Ngài cứ việc nói. Nếu tôi có thể làm thì khẳng định không thành vấn đề.

Lý Dương lập tức gật đầu nhưng trong mắt ánh lên một tia nghi hoặc. Hắn không rõ mình có chuyện gì mà Phương lão phải thỉnh cầu đến hắn. Tựa hồ trên người hắn chẳng có gì mà Phương lão cần, nếu không muốn nói là bức cổ họa này.

- Tôi chỉ muốn lưu lại một con dấu của tôi trên bức họa cổ. Cậu xem có được không?

Do dự một chút, Phương lão mới chậm rãi nói. Trong lúc nói tựa hồ còn có chút khẩn trương.

- Con dấu?

Lý Dương hơi sửng sốt nhưng lập tức gật đầu cười:

- Chuyện này đương nhiên không thành vấn đề. Ngài cứ việc lưu, đừng nói là một con dấu, chứ mười con cũng vẫn được.

- Tốt, tốt, Lý. Cám ơn cậu!

Phương lão cảm thấy kích động. Người đàn ông bên cạnh vội đi vào trong phòng lấy ra một con dấu cổ xưa. Phương lão thật tâm ấn con dấu xuống, lúc sau còn thổi mực con dấu trên bức họa cho khô.

Bức cổ họa có con dấu giám định trên đó thì Lý Dương không phải không biết. Có rất nhiều bức cổ họa được truyền lại đời sau đều được đóng dấu. Đặc biệt là vua Càn Long rất thích làm những chuyện như vậy.

Nhưng con dấu này thì không phải ai cũng có. Chỉ những người có tài mới lưu lại những con dấu như vậy, biểu hiện cho việc mình có cất chứa bảo vật.

Phương lão chỉ muốn lưu lại con dấu của mình. Xem qua Lý Dương liền đồng ý.

Nếu là bức cổ họa bình thường thì Phương lão sẽ không khẩn trương như vậy. Nhưng đây là bức “Vĩnh Huy triều thần đồ”, có thể nói là một bức cổ họa cấp quốc bảo, lại có đến ngàn năm lịch sử. Điều quan trọng hơn là chưa có người nào lưu lại con dấu. Như vậy, con dấu của Phương lão chính là con dấu giám định đầu tiên.

Cho nên Phương lão mới có dáng vẻ khẩn trương như vậy, sợ Lý Dương vì muốn duy trì nguyên vẹn cho bức cổ họa mà từ chối yêu cầu này.

- Haha, tiểu Lý. Tôi thật sự cám ơn cậu. Đây chính là con dấu tốt nhất mà tôi lưu lại trên bức cổ họa. Sau khi trăm tuổi tôi cũng có thể kiêu ngạo với mấy ông bạn già.

Cất con dấu, Phương lão có vẻ cực kỳ cao hứng. Tiền thì Lý Dương mặc dù không muốn lấy về nhưng cuối cùng cũng phải bất đắc dĩ mà thu hồi. Về sau sẽ nghĩ biện pháp mang tiền đến đây.

Lý Dương cũng thật hưng phấn. Bức cổ họa này đã hoàn toàn thay đổi. Hơn nữa lại có con dấu của Phương lão và giấy chứng nhận giám định của cục văn hóa khảo cổ. Trên cơ bản có thể được nhận định là một vật phẩm chân chính.

Lại nói tiếp, trong số những vật được bảo quản của Lý Dương thì ngoài bức tranh chữ cổ này ra thì còn có bức họa “Liêu trai hành lạc” vẫn chưa được giám định.

Sau khi hàn huyên với Phương lão. Lý Dương cũng biết hai người đàn ông kia, một người là con trai Phương lão Phương Chính, còn người kia là đai đệ tử Nghiêm Vệ Quốc. Hai người này kết hợp với nhau mở tiệm cùng kinh doanh.

Nghiêm Vệ Quốc tuy mang tiếng là đồ đệ nhưng chẳng khác gì con trai trong nhà. Y chính là cô nhi được Phương lão nuôi dưỡng từ nhỏ. Lớn lên lại đi theo nghề của ông nên chẳng khác nào con trai.

Vốn Lý Dương chỉ tính tán gẫu một chút rồi ra về, không ngờ khi nói chuyện với Nghiêm Vệ Quốc thì càng nói càng hăng. Thứ mà Nghiêm Vệ Quốc học chính là tranh chữ, nhưng lại có sự say mê đối với cổ ngọc, còn mời Lý Dương đi thăm chỗ cất giữ cổ ngọc của y.

Nghiêm Vệ Quốc trong nhiều năm cũng đã sưu tầm không ít cổ ngọc, ước chừng cũng hơn mười khối. Tiền bỏ ra cũng không ít nhưng cũng có vài món không tồi.

Nhưng Lý Dương cũng không nói gì. Nghiêm Vệ Quốc có hứng thú với ngọc, cũng không phải kiếm tiền để tiêu thụ, chỉ cần y thích là được.

Sau khi ăn trưa xong, Lý Dương mới từ biệt Phương lão ra về. Cơm trưa là do Phương lão mời, lại còn giúp hắn miễn phí. Điều này làm cho Lý Dương cảm thấy rất ngại.

Sau khi rời khỏi nhà Phương lão thì đã gần hai giờ chiều. Trong khoảng thời gian ở nhà Phương lão, Lý Dương cũng đã học hỏi không ít những đồ vật mới.

Trên đường Ngọc Lưu Ly Hán, Lý Dương thong thả bước. Mới đi được vài bước, hắn liền ghé vào một tiệm bán đồ cổ.

Dù sao thì buổi chiều cũng không có việc gì, đi mua sắm ở Ngọc Lưu Ly Hán cũng không tồi. Nói không chừng có thể tìm ra được một bảo bối tốt.

Liên tục vào hai tiệm bán đồ cổ, Lý Dương không khỏi lắc đầu. Hai tiệm bán đồ cổ này tuy là có hàng chính phẩm nhưng giá lại rất cao. Còn một việc nữa là Lý Dương nhìn thấy chủ tiệm đã đôn giá gấp năm lần, rõ ràng là muốn câu cá mà.

Vòng vo mấy tiệm, Lý Dương cũng không còn hứng thú nữa. Vừa lúc đi tới Quang Vinh bảo trai thì liền ghé vào.

Lý Dương cũng không biết rằng, sau khi hắn rời khỏi thì mấy chủ tiệm đồ cổ đều rất nghi hoặc. Lý Dương thoạt nhìn tuổi còn rất trẻ nhưng lại có nhãn lực tốt như vậy. Đều có thể nhìn trúng những vật trong tiệm bọn họ đều là hàng chính phẩm.

Quang Vinh bảo trai vô cùng náo nhiệt. Hôm nay là chủ nhật nên người mua rất đông. Bên trong một gian phòng những người chọn lựa đồ cũng không ít. Mỗi phòng đều có hơn mười người khách. Khó trách những tiệm đồ cổ bên ngoài lại vắng vẻ như vậy. Phỏng chừng toàn bộ người của Ngọc Lưu Ly Hán đều ở đây.

Lý Dương vốn định lên lầu hai hoặc lầu ba. Nhưng thấy lầu một náo nhiệt như vậy thì liền thay đổi ý định. Theo dòng người bước lên lầu một.

Dù sao thì hắn không có mục đích gì. Xem ở lầu một hay lầu hai cũng vậy thôi.

Thời điểm đi vào Quang Vinh bảo trai, Lý Dương nghĩ đến đã tình cờ mua đèn Nguyệt ảnh ở đây. Đèn Nguyệt ảnh thì khẳng định là không thể phục chế được rồi. Lý Dương cũng biết cái vật phế phẩm của cố cung kia đã không còn hiệu quả. Cũng có thể nói đây là vật phế phẩm còn tồn lại duy nhất của hắn.

Ít nhất hiện tại có thể nói, trong tương lai thì không biết có còn đèn Nguyệt ảnh nào trong nhân gian nữa không. Nhưng có lẽ hy vọng này là quá xa vời.

Lầu một lệch về bên phải so với lầu hai một chút nhưng không nhiều lắm. Mười người đứng cũng vẫn còn rộng. Đầu tiên Lý Dương bước vào gian hàng bày các loại đồ sứ. Lầu một xem ra cũng có sự phân chia các loại mặt hàng.

Đồ sứ được nung thủ công trong lò chiếm đa số, chủ yếu là thời nhà Thanh và thời dân quốc. Lý Dương ngay từ đầu còn có sự kinh ngạc nhưng khi lên lầu hai thì lập tức hiểu được. Vật phẩm ở lầu một thì có giá dưới ba chục ngàn. Có muốn tìm vật tinh phẩm ở chỗ này là không có khả năng. Nếu có thì chỉ là ăn may mà thôi.

Lý Dương không có hứng thú với đồ sứ nên chuyển sang một gian hàng khác.

Khi đi tại lầu một, Lý Dương đếm được tổng cộng có mười sáu gian hàng. Gian hàng bán đồ cổ sứ có đến hơn sáu cái. Có thể nói đồ cổ sứ có tầm quan trọng như thế nào đối với dân sưu tầm đồ cổ.

Không bao lâu sau, Lý Dương bước vào gian hàng bán cái loại văn phòng tứ bảo.

So với đồ cổ sứ thì Lý Dương có hứng thú hơn đối với văn phòng tứ bảo. Lý Dương nhìn thấy các loại vật phẩm trưng bày ở đây đều có giá trị rất bình thường. Văn phòng tứ bảo có rất ít hàng. Nếu mua một vài món mang về nhà cũng không sao.

Những thứ này thì không cần giá trị cao. Chỉ cần có ý nghĩa là được rồi.

Nhìn nghiên mực Đoan Khê thời dân quốc, Lý Dương nhẹ nhàng lắc đầu. Không phải nghiên mực Đoan Khê không tốt mà là hắn không thể phân biệt tốt xấu. Với hắn thì nghiên mực nào cũng như nhau.

Lặng lẽ khởi động năng lực đặc biệt, toàn bộ căn phòng đều bị năng lực của Lý Dương bao phủ, loại bỏ đi hình ảnh của con người và quầy hàng, chỉ còn lại những hình ảnh của các vật văn phòng tứ bảo.

Lý Dương yên lặng gật đầu, dưới hình ảnh lập thể, tất cả các vật đầu có từng khe hở. Có đến năm khe hở cũng có vài cái. Mặc khác thì có những vật khe hở rất ít. Nhưng kết cấu bên trong đều nhìn thấy rõ. Từ trên khe hở đó Lý Dương có thể cận cảnh quan sát tác phẩm nghệ thuật. Thời cận đại cũng có những mặt hàng có giá trị không thấp.

Tất cả những vật đó đều có khe hở màu vàng. Rất nhanh, một cái nghiên mực màu đen thu hút sự chú ý của Lý Dương. Khe hở trên nghiên mực rất nhiều, ước chừng có đến tám cái. Một vật như vật rất ít gặp ở lầu một.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.