Sẹo

Chương 2: Chương 2: Tôi, là con hoang




Vân Đồn, 2019

Văn Diệp ngồi bắt chéo chân trên ghế, chán ghét nhìn Phạm Thái cắm cắm mấy bông hoa vào giỏ đặt lên bàn.

Hôm nay, là ngày cưới của chị hai cậu.

Gọi là chị hai cũng đúng, gọi là người lạ, cũng đúng.

Bà nội già năm nay đã hơn 70,. mặc chiếc áo dài nhung tím sẫm màu, miệng nhai trầu đi qua liền hắng giọng:

- Diệp. Sao con lại để bạn làm mấy cái việc của đàn bà này?

- Dạ cháu làm được mà.

- Cháu là con trai, không có làm cái đó. Hai đứa ở không thì lên phòng.

- Kìa bà.

Văn Diệp không cách nào khác, đành kêu Phạm Thái bỏ dở chỗ hoa tươi, đứng dậy. Với cậu, nụ cười trên gương mặt nhăn nheo kia, chính là thứ tình cảm ấm áp duy nhất còn sót lại, níu kéo lại từ cái “ gia đình “ này, lời của bà thì cậu sẽ nghe.

Có thể mọi người sẽ cười nhạo. Thế nhưng Văn Diệp đã quá thấu hiểu rằng, thứ quý giá nhất mà cậu có được trên thân xác mình, đó chính là cái thứ dưới háng này - Vì, cậu là một thằng con trai.

Bởi nếu như không có nó, nếu như cậu chỉ là một người con gái. Chắc chắn bà sẽ không tìm và mang cậu về, tương lai của cậu như thế nào, bây giờ cậu như thế nào, có lẽ không dám nghĩ tới.

- -------

Chậm rãi bước từng bước chân lên lầu. Xen qua nào anh em, nào họ hàng quần áo xúng xính. Cậu vẫn ngửi được mùi sơn tường mới nhàn nhạn hòa quyện trong không khí.

Mở một căn phòng riêng trên tầng 3. Cậu đóng cửa bằng chân.

- Sập, cái ditme. Ồn chết đi được!

Dường như mọi thứ xung quanh và cả đám cưới này chẳng hề liên quan gì tới cậu cả,

Phạm Thái len lén nhìn cậu, lại chỉ thấy Văn Diệp nằm kễnh ra giường, mặt vơ lấy cái gối úp lên:

- Anh ngủ tý, chú làm gì làm.

Phạm Thái có nghe lao xao.

Văn Diệp gọi người kia là: mẹ cả” chứ không phải là mẹ như thông thường.

Dùng đầu ngón chân cũng có thể hiểu được, vì sao suốt trên chặng đường về quê ăn cưới này, Văn Diệp vô cùng chán ghét, chỉ có thể là cùng cha, khác mẹ.

Và, cũng chẳng có người em trai nào vừa về tới nhà gặp chị mình là cô dâu sắp cưới lại nhếch mép cười nhạt quay đi cả.

Đã vậy khi cậu vừa hỏi tới chú rể.

Văn Diệp như vậy mà đáp một câu sững sờ:

- Cưới tiền chứ cưới đéo gì người cái thứ nó!

- .....

Nhìn một thân dài nằm trên giường xoạc tay xoạc chân mà ngủ.

Phạm thái đôi mày nhíu lại, thở một đường hơi nhẹ.

Văn Diệp. Em phải làm sao với anh mới tốt đây?

Rút cuộc thì, cuộc sống trước đây.. Vết sẹo tràn đầy trên lưng, vết sẹo trong tâm hồn anh.. Em phải làm sao mới có thể hiểu được?

================

Văn Diệp.

Đúng. Cậu, là con hoang.

“ Bà cả”, Cũng chính là người mà cậu hiện giờ mở miệng gọi một tiếng “ mẹ cả” bây giờ, sinh được ba người con gái, cũng là ba người chị cùng bố khác mẹ của cậu.

Kim Xuân, Kim Hạ, và Kim Thu.

Sau đó, thì không sinh được nữa.

Bà nội cậu sốt ruột đến nỗi suốt ngày rủ rỉ kêu bố cậu ra ngoài kiếm đứa nối dõi.

Và, cậu được sinh ra.

Lúc ấy cậu còn quá nhỏ, không hiểu “ con hoang” tức là như thế nào?. Bị mấy đứa ven sông ném đá, cậu chỉ biết ấm ức khóc.

Cậu không muốn đâu, không muốn như thế!. Không muốn làm con hoang. Cậu cũng muốn có bố kìa...

Nhưng bố cậu đâu có đến nhiều đâu, cậu cũng sắp quên mất mặt bố rồi.

Trên giấy khai sinh chỉ có một mình tên mẹ cậu thôi, cô giáo bảo thế. Cô giáo bảo vì cậu không có bố, nên hồ sơ cậu rất khó làm.

Bạn bè nói vì cậu không có bố, tức là cậu là con hoang, mẹ cậu là đồ không chồng mà chửa!

Cậu bỏ học, vừa chạy về nhà vừa khóc, quẹt những giọt nước mắt ngang gò má, cậu chui vào một góc bếp, dùng những cành củi khô mẹ cậu nhóm lò, xếp lên người,che lại. Cậu cảm tưởng rằng làm như vậy sẽ không ai thấy cậu nữa,và không nhìn thấy thì sẽ không đánh, không trêu chọc cậu nữa..

Tới khi mẹ cậu tất tưởi đi tìm lại phát hiện ra một mình cậu người đầy vết trầy sát nằm một góc bếp như thế. Mẹ cậu chỉ biết ôm con vào lòng, khóc tức tưởi.

Mẹ đơn thân là gì? Không có đâu.

Ngày xưa,ngày mà cách đây 19 năm ấy, nơi đó chỉ là một thôn ven sông nghèo tới rách rưới. Chỉ có cảnh ông ngoại chửi rủa, đuổi mẹ con cậu ra một cái lều quán ven sông mà ở, cấm cửa quay về. Hạnh phúc nhất chính là mỗi lần bà ngoại đi chợ, lẻn trốn ông về căn lều rách rưới ấy, tất tả đặt cái thúng địu ngang hông lên chõng mà đưa cho cậu nào bánh rán, nào bánh đúc.

Lúc ấy, cậu chẳng thấy mẹ cậu ăn một miếng nào, chỉ khóc...

Bà không phải thứ con gái lẳng lơ, vốn dĩ vẫn nghĩ rằng cha Diệp chính là một người đàn ông chưa vợ, đi thuyền quá giang quán nước của bà lâu ngày sinh tình, hẹn một ngày tới dạm ngõ đưa rước.

Đến khi có thai rồi mới vỡ lở bố cậu đã có tới ba cô con gái, cắn răng nhìn cái bụng đã lùm xùm lại không đành lòng nên mới sinh ra cậu.

Sau này cũng có một đôi lần bố cậu tới thăm. Dần dà thì không thấy nữa.

Người ta thổi tin đồn, bố cậu chết rồi.

Chết vì bị lật ghe chở cát.

Trong cơn bão kinh hoàng năm ấy, cuốn luôn theo cả mẹ cậu.. mãi mãi...

Chới với bên mép sông, căn lều tạm bợ không trụ nổi gió bão tạt qua..

Vòng xoáy hút nước thành từng miệng lớn bên sông..

Mẹ bế cậu cố sức chạy.. chạy mãi...Khi nước ngập rồi lại bơi..

Mỗi một tiếng khóc của cậu, là một lần cố sức nhoài người vươn lên của tình mẫu tử. Đến khi với được một chiếc thuyền chở đầy người đang ngang qua. Chút sức cuối cùng bà bồi lên cho cậu được dướn cao.

Người đàn ông trên thuyền chỉ kịp với nhoài lấy đứa trẻ đang đỏ mắt vì kêu khóc.

Còn người mẹ ấy... đến mãi về sau này, được chôn tại một ngôi mộ chung của những người năm ấy không tìm thấy..

Nỗi đau là gì?

Nỗi đau là khi chính tay cậu thắp từng nén nhang đặt trên mộ mẹ, đều biết rằng ở dưới ấy, chỉ là một nắm bùn thay thế...

Chính mẹ cậu ở đâu. Đến bây giờ cũng là một điều chẳng ai còn nhớ nữa..

Duy chỉ có một niềm an ủi duy nhất, đó là rút cuộc, cuối cùng thì ông ngoại cậu cũng buông bỏ lỗi lầm của mẹ cậu mà đón hương hồn bà về làm giỗ.

Cậu không lâu sau đó, được đón đi.

Lúc ấy, vẫn còn ông nội.

Tóc bà nội cậu sau đám tang của người con trai cả, dường như đã bạc đi một nửa, theo những gì lúc còn sống bố cậu có kể qua, bà đã lên đường đi tìm đứa cháu đích tôn, giọt máu nối dõi duy nhất còn sót lại.

Máu mủ chảy trong người chính là điềm kết nối, trong vòng tay của bà nội, ông nội, cậu dần dần lớn lên, tình yêu thương thiếu hụt cũng phần nào được lấp đầy.

“Mẹ cả “ đương nhiên không ưa cậu. Ngoài chị cả đôi khi cũng bênh vực cậu đôi ba câu . Còn lại chị hai và chị ba, Kim Hạ và Kim Thu. Thực không tả.

Ác mộng chỉ thực sự lại chỉ có khi ở trên trường, người chị hai chị ba cứ thế mà tới lớp cậu, cấu nhéo đủ thâm tím cả người. Còn cấm cậu không được nói với ông bà, cũng chỉ cần ông bà không có nhà, là lập tức cậu bị đánh mà không rõ lý do.

Tất cả những gì chịu được cậu cũng đã chịu..

Thế nhưng, cái ngày ấy....

Ngày khiến vết sẹo tràn đầy trên lưng cậu kia...

Sẽ đi theo cậu từng ngày từng giờ, từng phút từng khắc..

Nhắc nhở cho Văn Diệp cậu biết rằng.

Cậu và họ. Sẽ mãi mãi chỉ có thể là người lạ mà thôi.

============

Tiếng nhạc rộn rã đinh tai nhức óc kéo Văn Diệp khỏi những dòng suy nghĩ mờ mịt.

- Chú rể tới rồi...

- Tên là gì nhỉ?

- Mễ Nam hả?

- Có phải ở Móng Cái không?

- Trời nhà trai giàu khủng khiếp. Cái nhà này sửa xong cũng tỷ 6 tỷ 7 chứ ít à?

- Đúng chứ còn gì nữa?!. Cái thằng mà bị tai nạn xong giờ thành bị điên ý!

- Không phải là bị điên, là bị đần đần thôi. Nó không có phá như người điên đâu. Chỉ nghe nói như là đứa lên 5 lên 6 gì đó thôi á!

- Con Hạ đẹp thế mà cưới thằng đấy. Đúng là bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu!

- Lấy tiền chứ lấy gì người. Nhà nó cũng tính chán!

Những lời ấy, không phải ngày một nói, ngày hai nói. Cả làng đã đồn đại cả tháng nay, ồn ã như việc của chính nhà họ vậy.

Thế nhưng, Văn Diệp vẫn vô tư tách vỏ hướng dương thả vô miệng.

Tất cả những lời ấy, lọt tai có cũng như không.

Làm được như vậy.

Đã là tốt lắm.

===============//==================

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.