Niên Thiếu Vô Tình

Chương 3: Chương 3: Trùng thiên oán




Có người từng thắc mắc cách xưng hô của Tứ đại danh bộ đối với Gia Cát tiên sinh.

Danh nghĩa là thầy trò, rõ ràng thật là thầy trò, vì sao không xưng sư phụ mà xưng thế thúc?

Thật ra, trước Tứ đại danh bộ, Gia Cát tiên sinh đã từng thu một đệ tử, một đệ tử thực sự gọi lão là sư phụ.

Đứa trẻ kia lúc được Gia Cát tiên sinh mang về Tam Điểm đường bất quá chỉ mới ba tháng tuổi, dường như còn chưa có tên.

Cho nên, thân là sư phụ, Gia Cát tiên sinh đặt tên cho hắn là Địch Thiên Trùng.

Địch Thiên Trùng là một đứa trẻ rất tuấn tú.

Loại tuấn tú này, khiến cho trong mắt người đời, hắn trở nên giống như thế ngoại kỳ hoa.

Mà quan trọng hơn là, Địch Thiên Trùng hiếu học.

Hắn chăm chỉ,

Hơn nữa hắn vốn là một đứa trẻ thông minh tuyệt đỉnh, cho nên dưới sự dẫn dắt của Gia Cát tiên sinh tiến bộ rất nhanh, sáu tuổi đã nổi tiếng khắp kinh thành, được tôn là thần đồng, mọi người gọi hắn là “Tiểu Gia Cát”.

Nói chung, lúc nhỏ Địch Thiên Trùng đã là một ngôi sao rực rỡ, hễ người nào từng gặp qua hắn, đều nói hắn là một thiên tài bẩm sinh.

Hắn dường như chiếm được vô số chúc phúc của thần ma, như tên của hắn, vừa ra đời liền ‘nhất phi trùng thiên’ (bay thẳng trời cao).

Thậm chí ngay cả Phương Cự hiệp vang danh thiên hạ đối với đứa trẻ này cũng nhìn bằng con mắt khác, tự đáy lòng tán thưởng.

Phương Cự Hiệp cũng có một con trai, nghĩa tử, Phương Ứng Khán.

Đối với Phương Ứng Khán, hắn cũng hết sức kỳ vọng.

Thế nhưng hắn đã từng nói với Gia Cát tiên sinh rằng: “Tương lai nhất định phải đem Ứng Khán vào kinh, để nó học tập Thiên Trùng.”

Nhưng mà sự thế gian, khó lưỡng toàn.

Một Địch Thiên Trùng như vậy, thân thế của hắn, dĩ nhiên là một điều bí ẩn.

Cổ ngữ có câu: cây cao hơn rừng, tất phải chịu gió to, người tài hơn thiên hạ, tất phải chịu người đời gièm pha.

Địch Thiên Trùng vang danh khắp kinh sư, nhưng đồng thời, lời đồn cũng nổi lên bốn phía thành Biện Lương.

Thậm chí có người còn vì tướng mạo Địch Thiên Trùng tương tự với Thân vương trước kia mà nghi ngờ Thế tử của Thân Vương vẫn còn sống trên đời.

Đối với việc này, Gia Cát tiên sinh giữ kín như bưng.

Đương nhiên, cũng có thể Địch Thiên Trùng chỉ là một cô nhi.

Thế gian vốn có nhiều sự việc chúng ta không rõ ràng lắm, cũng không tất phải làm cho rõ ràng.

Nhưng mà,

Có một ngày,

Địch Thiên Trùng bỗng nhiên rời khỏi Tam Điểm đường.

Lúc hắn được tám tuổi.

Rời khỏi Gia Cát tiên sinh.

Mất tích.

Không thấy nữa.

Phảng phất giống như chưa từng xuất hiện, hoàn toàn biến mất.

Thế cho nên, những người từng gặp qua hắn, đều hoài nghi,

– một Địch Thiên Trùng kinh tài tuyệt diễm,

– một Địch Thiên Trùng hoàn mỹ vô khuyết,

– phải chăng, chỉ xuất hiện trong một của mình mà thôi?

Thế cho nên, từ đó về sau đệ tử mà Gia Cát tiên sinh thu nhận đều xưng hô lão là thế thúc, mà không phải sư phụ.

Thế cho nên, năm ấy Thành Nhai Dư bảy tuổi trở thành Vô Tình.

Thế cho nên, khi Phương Ứng Khán vào kinh cũng không gặp được thần đồng mà nghĩa phụ đã từng ở trước mặt mình nhắc đến vô số lần.

Thế cho nên, Lôi Tổn vì để kỷ niệm nhân duyên với Tiểu Gia Cát, đã sửa tên đứa trẻ mà mình thu dưỡng thành Địch Phi Kinh.

Thế cho nên, Thiết Thủ, Truy Mệnh, Lãnh Huyết cũng chưa từng gặp qua người vĩnh viễn tồn tại trong trí nhớ của thế thúc và đại sư huynh, Địch Thiên Trùng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.