Nghề Nuôi Gái

Chương 9: Chương 9: “ ngọc”




Có bạn nói với tôi, nên kể lại cả 2 mặt cuộc sống trong cái nghề làm gái lẫn nghề nuôi gái này cho nó hấp dẫn, và trở nên thật hơn. Trước tiên xin cảm ơn bạn đã góp ý kiến, nhưng mục đích ban đầu khi tôi bắt tay vào viết những câu chuyện như thế này không phải muốn thể hiện cái gì cả. Tôi muốn các bạn hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái mà xã hội gọi là Phò. Tôi không bênh, không nói đây là nghề tốt đẹp. Cái tôi viết không đánh đồng tất cả của cả xã hội, tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn những hoàn cảnh của những cô “Phò” mà tôi biết, ở cùng tôi và làm việc cho tôi.

Mặt khác có lẽ mọi người đều biết đó là làm Gái thì kiếm tiền dễ, kiếm tiền nhanh và kiếm tiền nhiều. Cái này thì đúng luôn, một ngày mỗi đứa có thể kiếm đến 2-3tr tính cả bo. Không thì kém cũng được 1tr một ngày. Trừ những ngày đèn đỏ, mệt mỏi ra thì trung bình một tháng mỗi đứa phải kiếm được ít nhất là 30tr. Mưa đôi khi vẫn đến mặt, mà nắng thì đến toàn thân luôn. Vì nhiều hôm trời mưa mà nhà nghỉ ở xa gọi vẫn phải mặc áo mưa đi làm, không phải vì tham mà là vì mối quan hệ làm ăn. Những nhà nghỉ họ có một lượng khách dồi dào. Nhà nghỉ thì khách tứ xứ thập phương, từ người lao động, dân lái xe, thanh niên, học sinh, kể cả là đại gia đôi khi vẫn đi nhà nghỉ.

Chính vì lượng khách tập hợp đủ thành phần như vậy nên nhà nghỉ rất hay gọi nhân viên, công nhân đi làm về trốn vợ phi vào nhà nghỉ gọi tạm một em đổi món. Thanh niên muốn đổi gió cũng đến nhà nghỉ gọi một em thử cảm giác khác lạ. Không phải ai đi chơi gái cũng vào quán, tính ra nhiều khi lượng khách vào quán có khi không bằng nhà nghỉ. Có hôm một nhà nghỉ gọi đến 15-20 lần. Chính vì thế làm ăn mà kiêu chảnh nắng ngủ mưa nghỉ mát trời đi chơi thì chắc bốc cám mà ăn.

Nhà nghỉ có thích quán bạn, thích nhân viên nhà bạn thì họ mới gọi. Làm ăn không giúp đỡ nhau, phật lòng nhau thì họ sẵn sàng gọi nhà khác. Đâu phải quán tôi độc quyền nhân viên. Xung quanh còn một mả các quán khác nữa, thế nên mưa nắng, trừ bão hoặc điều kiện thời tiết nguy hiểm nếu nhà nghỉ gọi thì các em nó vẫn phải đi. Luật là thế rồi, nói thế để các bạn biết không phải chỉ là nằm ngửa ăn sẵn đâu. Tính chất công việc không những năng động mà còn di chuyển thường xuyên luôn, đôi khi lại thân thiện với môi trường. Mọi người còn ngại mưa nắng chứ nhân viên quán tôi chịu thương chịu khó lắm, không quản nắng mưa.

Chẳng đồng tiền nào là dễ kiếm cả các bạn ạ, có khi cho các bạn đi làm các bạn cũng không thể nào chịu nổi ấy chứ. Đùa thôi, dù gì thì một công việc đàng hoàng vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. Nói thế không phải biện minh mà là đôi khi Nghề chọn Người các bạn ạ. Thế nên tôi vẫn sẽ kể những câu chuyện nói về công việc cũng như hoàn cảnh của bọn nó cho các bạn đọc. Những hoàn cảnh theo tôi là đáng thương tâm. Và lần này tôi xin kể về Ngọc, bạn cái Mai quê ở Hà Giang.

Nếu ở lần trước việc Mai bị bán sang Trung Quốc đã khiến các bạn cảm thấy cuộc đời Mai đầy bi kịch, đau thương thì nếu nghe kể về cuộc đời của Ngọc tôi nghĩ các bạn còn thấy thống khổ hơn nhiều lần. Ngọc sinh năm 96 ( theo em ấy nói), cũng đã lấy chồng và có một con. Ngọc nó có một dáng người nhỏ nhắn, 96 nhưng nhìn trẻ con lắm, khuôn mặt tròn rất đáng yêu. Tóc thì luôn để ngắn ngang vai, uốn cụp vào trong. Nhiều tuổi thứ hai nhưng nhìn xinh thì chỉ kém cái Trang mà thôi. Nói là kém hơn nhưng đấy là do tôi cảm nhận chứ khách vẫn ưng cái Ngọc vì Ngọc nó không kén chọn, không vùng vằng quá đáng như cái Trang. Nhưng Ngọc nó có một khối u ở não các bạn ạ. Cái này ngay hôm đầu xuống làm nó đã bảo với chị tôi. Ban đầu chị tôi không dám nhận vì quá nguy hiểm. Tuy rằng chưa biết được khối u của nó lành tính hay ác tính. Nếu nhận nó không may xảy nhỡ ra vấn đề gì khi đi làm thì ai mà đỡ nổi. Nhưng cái Ngọc nó nói:

- Chị để em làm đi, em không sao đâu. Em sẽ viết giấy tự đi làm có vấn đề gì không liên quan đến chị. Chị chỉ coi như cho em ở trọ ở đây thôi. Ai hỏi em cũng không nói em làm nhân viên cho chị. Chứ giờ chị không nhận thì e cũng chẳng biết phải đi đâu.

Nó vừa nói vừa khóc, chị tôi mới hỏi:

- Em bị bệnh thế không ở nhà còn đi làm làm gì. Mà không chữa trị gì à..!?

Cái Ngọc bắt đầu kể:

- Nhà em nghèo lắm làm gì có tiền chữa hả chị, u não cũng chữa sao mà khỏi. Đi khám người ta bảo phải nằm ở viện để theo dõi xem u lành hay ác. Nhưng em nằm được một ngày trốn ra luôn.

Nhà cái Ngọc trên Hà Giang, nghèo lắm, bố mẹ đẻ mất sớm, nó ở với bố mẹ nuôi từ năm 10 tuổi. Năm 16 tuổi nó đi lấy chồng, cũng có với nhau một mụn con. Đẻ con ra một thời gian nó thấy cơ thể yếu dần, lắm lúc đi còn không vững, hay đau đầu rồi buồn nôn chóng mặt. Chồng nó phải đạp xe mấy chục cây số để nó bắt xe đi bệnh viện khám. Bác sỹ chụp chiếu thì kết luận nó có khối u trong não. Từ khi nó biết mình bị u não nó cũng không làm được gì nặng. Thằng chồng nó cũng không khoẻ mạnh được như người bình thường, nó bảo chồng bị bệnh thận. Nhà toàn người đau ốm bệnh tật, chẳng có ai là lao động chính. Con cái thì nheo nhóc, bố mẹ nuôi cũng còn phải trông vào nó. Nó bảo đi khám xong xuống dưới xuôi làm kiếm tiền, cho nên khi nghe bác sỹ bảo nó phải nằm viện một tháng để theo dõi thì hôm sau nó trốn. Nghe ai giới thiệu nó có số chị tôi gọi xin xuống làm, nhưng xuống đến nơi nó mới dám nói về bệnh tình của mình.

Cuối cùng bà chị tôi cũng nhận để nó làm, nhưng không dám để nó làm nhiều, nó cũng đồng ý điều đó. Không những thế cứ hai tuần bà chị tôi lại chở đi nó đi bệnh viện khám qua xem thế nào. Lần nào bác sỹ cũng bảo cần nằm để theo dõi tình hình nhưng nó đều không chịu. Nghe câu chuyện về nó tôi càng cẩn thận hơn trong việc xếp khách cho nó đi làm. Những khách nào mà say, nhìn kiểu lấc cấc, hách dịch thì tôi không để nó đi. Đi xa tôi cũng hạn chế để nó đi. Những khách quen hay vào nhà thì tôi cố nói nhẹ nhàng gạ khách đi cái Ngọc. Vì đã là khách quen thì họ lúc nào cũng lịch sự, không bao giờ chày bửa. Tôi cũng dặn Ngọc:

- Em đi làm thì cố gắng nhẹ nhàng, nhìn mặt thì không đoán được tính cách. Nên nếu vào phòng cảm giác khách khó quá thì xin phép về luôn cho a. Với em đi khách mà gặp ai tử tế thì xin số thành khách quen của em. Tránh va chạm là trên hết. Mà người có mệt hay đau đầu thế nào phải bảo anh ngay nhé. Mày không nghe thì anh cũng không giữ mày ở lại làm đâu.

Tôi nói thế vì sợ nó không nghe lời, nhưng nó ngoan lắm. Ăn cơm xong hầu như hôm nào nó cũng là người dọn dẹp, rửa bát. Tôi cũng bảo mấy đứa kia:

- Nhà có mấy chị em thì chia nhau làm, đừng có nhừa việc. Ai cũng đi làm cũng kiếm tiền như nhau thôi.

Nó đi làm được tiền bo nó gửi chủ hết, nó bảo nó gửi để nếu không may nó có làm sao thì nhờ chủ gửi về nhà cho nó. Cũng nhờ chú ý, quan tâm đến nó, nhắc nhở nó uống thuốc điều độ, khách nó đi cũng toàn người hiền lành nên mấy tháng trôi qua không có vấn đề gì xảy ra cả. Việc ăn uống tôi cũng mua nhiều cái ngon, bổ hơn. Những tưởng mọi chuyện cứ bình yên như thế thì cũng may mắn. Nhưng cái số con người khi mà đã rơi xuống bùn lầy càng vùng vẫy càng bị lún sâu. Cái Ngọc là trường hợp như vậy, số nó khổ từ bé, đến tận bây giờ chưa lúc nào được thoải mái. Khi nó đang đi khách thì ở nhà gọi điện xuống, Mẹ Nuôi nó mất. Nó ngất luôn tại phòng, khách chưa làm gì cả. Ngày hôm đó cả quán cả nhà nghỉ náo loạn. Ông khách cũng sợ vã cả mồ hôi. Tôi gọi cho bà chị, bà chị ngay lập tức đánh xe xuống chở nó vào bệnh viện.

Ngồi trên xe, lay người nó không tỉnh tôi cũng thấy sợ. Đưa vào đến phòng nằm, bác sỹ thăm khám xong thì lúc sau nó tỉnh. Vừa tỉnh nó đã khóc tu tu, may sao bệnh của nó không ảnh hưởng gì. Chỉ là nó sốc quá nên ngất đi. Nó đòi về nhà nhưng chị em tôi không cho về bắt nằm ở bệnh viện sang ngày hôm sau. Sáng hôm sau nó bảo:

- Chị ơi, cho em về nhà làm đám tang mẹ.

Chị tôi đồng ý, chở nó về quán mọi người giúp nó xếp quần áo. Chị tôi thì tính tiền thanh toán cho nó, còn cho thêm mấy triệu xong đưa nó ra bắt xe. Xong dặn:

- Đi về cẩn thận, có chuyện gì thì alo cho chị hoặc anh.

Nó đi về mà vẫn không ngừng khóc. Tôi cũng khá yên tâm khi nó không về một mình mà có cái Mai đi cùng. Tôi cũng dặn cái Mai đi đường chú ý quan tâm đến bạn. Hai đứa lên xe tôi mới đi về.

Hai đứa nó về phải mất hai tuần sau mới xuống. Hôm nó xuống nhìn nó gầy, đen mà mắt thâm quầng do thiếu ngủ. Cái Mai thì nghỉ ngơi hôm sau đi làm luôn. Còn cái Ngọc tôi không cho làm, tôi bảo nó nghỉ ngơi vài ngày, ăn uống cho khoẻ xong rồi làm được thì làm. Mọi chuyện lại diễn ra như trước khi mẹ nuôi cái Ngọc mất. Ngọc vẫn đi làm, nhưng giờ do kém sắc hơn nên khách không còn chọn nó như trước nữa. Nhưng ít ra ở đây nó vẫn thoải mái hơn ở nhà.

Nó xuống được mấy hôm thì tôi có việc phải đi Hà Nội. Bà chị tôi cũng không ở quán, hôm đó để mấy đứa nó tự làm tự thu tiền, được vé nào thì được. Thì đúng hôm đó cái Ngọc bị khách đánh. Mà đánh đau, bình thường nhân viên có bị đánh thì chỉ bị tát 1, 2 cái thôi. Đây thằng chó ấy nó chốt phòng đánh không cho con bé ra ngoài. Nhà thì chủ ko có ai, khách của nhà nghỉ Hoa Sen gọi. Hoa Sen nằm trong ngõ cách quán tôi tầm hơn 100m nên nhân viên đi bộ đến cũng được. Nó bị đánh ở nhà không một ai biết, thằng kia nó không cho gọi điện thoại. Chủ nhà nghỉ mãi mới mở được cửa để can ra. Thằng chó đó say rượu bắt làm tình, cái Ngọc bảo a đi rửa cho sạch đi đã thì nó chửi con bé là khinh nó, chê nó:

- *** mẹ mày, con phò này tao bỏ tiền ra đi mày mà mày còn chê tao bẩn...Bố đánh chết mẹ mày giờ...

Cái Ngọc cũng nói:

- Thì a tắm rửa qua đi rồi em chiều, không thì a cho em về anh bảo họ gọi cho anh người khác.

Chỉ có vậy thôi mà nó túm tóc vả con bé mấy cái. Cậy tí rượu trong người thú tính của nó càng mạnh. Càng đánh nó càng nặng tay hơn. Bọn nhà nghỉ biết nhưng nó cũng không gọi lại cho tôi hay bà chị tôi bảo là khách đánh nhân viên. Nó mở được phòng thì cái Ngọc đã nằm bệt ở đất, thằng kia đi ra ngoài còn không trả tiền mồm vẫn chửi:

- *** mẹ con cave.

Lúc cái Ngọc được đưa về nhà thì mấy đứa ở nhà mới biết mới gọi điện cho tôi. Khi đó xe đang dừng chân ở 559. Chị tôi cũng đã biết, bà ấy cho người đến Hoa Sen tìm xem con chó ấy là thằng nào. Cái thằng quản lý ở Hoa Sen biết nhưng nó chối bảo không quen, vì thằng kia cũng có tí quan hệ. Mãi sau phải đích thân bà chị tôi đến nói chuyện thì nó mới phun ra thằng đó tên là Minh, đệ của một ông tổng phân phát kẹo ke ở cái huyện này. Những ông to bà lớn trong xã hội thì hầu như ai cũng biết nhau, họ rất tránh những va chạm kiểu nhỏ nhặt như này. Đàn bà nói chuyện thì không hợp, chồng bà chị tôi gọi nói chuyện với ông tổng kẹo và bảo mai đưa thằng kia xuống quán xin lỗi. Tất nhiên là bên kia phải đồng ý rồi, xé vé nhau sao được trong khi con chó kia cũng chỉ là chân sai vặt không đáng để mắt.

3h chiều hôm sau nó đi cùng một thằng nữa xuống. Khi đó tôi cũng ở quán, chuyện đánh nhau dạy dỗ tôi không can thiệp. Tính tôi ko thích va chạm nếu không động đến mình. Thằng chó vào quán thì biết mặt bà chị tôi, chào lễ phép lắm. Cửa quán kéo lại luôn:

- Hôm qua mày đánh nhân viên nhà tao phải không..!??

Thằng kia chưa kịp trả lời:

- Bốp...

Một vả ngang mặt....

- Em xin.....

- Bốp...

Chưa dứt câu nó lại ăn thêm một cái nữa bên đối diện. Trước mặt lúc đó có cả 7 đứa nhân viên. Mấy thằng em trong nhà đi ra thằng giữ thằng đánh. Chị tôi bắt nó quỳ giữa nhà, một thằng ăn hôi kiểu cay cú vì chưa được đánh lao đến sút một phát giữa mặt. Đm thằng chó nằm quay ra đất, bà chị tôi đứng lên:

- Mày chỉ là cái hạng tôm tép, đi chơi mà còn đòi xé vé nhà tao á. Đm mày nhìn xem mày đánh nhân viên nhà ai. Bố mày cho mày cụt chân ngay tại đây luôn đấy.

Con chó bây giờ mới cố thều thào:

- Em không biết nhân viên nhà chị, hôm qua em say quá. Chị..tha cho...em.

Bà chị tiếp:

- Hôm qua tao nói với anh yyy mày là để tao dẫm lên cái mặt chó của mày. *** cụ thằng ranh con. Cút...Lần sau đi chơi né mẹ mày nhà tao ra.

Lần đầu xem cảnh đánh người mà vừa hả hê vừa thấy ớn ớn như thế. Thằng chó bị sỉ nhục trước một đống người. Phải nói là nó cay lắm, nhưng phải chịu thôi, còn muốn sống yên ổn thì phải biết vị trí của mình ở đâu. Đâu phải chuyện gì cũng cứ xin lỗi là xong, anh tổng của nó đi bay với vợ chồng bà chị tôi suốt. Lạ gì nhau đâu, thằng này bị thế còn nhẹ. Thôi thì cũng coi như đòi lại được ít công bằng cho Ngọc. Nhưng đúng vận đen đeo bám, được một tháng sau, lại tin dữ từ quê báo xuống, lần này bố nuôi nó trèo cây hái quả bị ngã gãy chân.

Nó buồn nhưng không dám kêu ca, than vãn với ai. Vì nó biết ai cũng có hoàn cảnh riêng, nhưng nó cần tiền gửi về cho bố. Lần này thì mọi người mỗi người một ít góp vào cho nó. Gửi tiền thì bố nó cũng chẳng ra bến xe hay ngân hàng mà lấy được, chồng nó thì chẳng biết cái gì. Ngày trước mỗi lần nó gửi tiền đều là Mẹ nuôi đi nhận. Vậy là nó lại phải tự đi về. Lần này cái Mai không về cùng nữa, Mai nó muốn kiếm tiền như nào thì chắc các bạn cũng đọc qua rồi. Chính vì vậy Mai không về cùng Ngọc. Cái Ngọc về được mấy hôm thì tôi gọi điện hỏi thăm:

- Tình hình gia đình sao rồi em, bố em sức khoẻ thế nào..!??

Nó nói như cố không để tôi biết nó đang khóc:

- Bố em bị gãy chân, mấy tháng không đi lại được anh ạ. Giờ em phải ở nhà chăm con, rồi chăm bố nữa. Nhà còn mỗi mình em thôi.

Tôi hỏi: - Thế chồng em đâu..!??

Nó bật khóc:

- Chồng em theo gái rồi anh ạ. Hôm em về không báo trước, vào đến nhà thì thấy nó dắt gái về nhà. Thế mà em còn thương nó đau ốm.

Khổ thân nó, đi làm thì một đồng cũng gửi để đem về. Có dám mua sắm gì đâu, giờ thì một đống chuyện không may đổ xuống đầu. Ngọc nó nói thêm, thằng chồng nó lấy lý do là không muốn cái Ngọc khổ, nó không muốn làm ảnh hưởng đến cái Ngọc, nó thương cái Ngọc nên làm thế để cái Ngọc bỏ nó. Sau lần nói chuyện đó tôi không gọi được cho cái Ngọc thêm lần nào. Hình như nó thay số hay nó xảy ra chuyện gì tôi cũng không đoán được. Hỏi cái Mai thì Mai cũng lắc đầu không biêt..Cũng phải thôi gọi là cùng quê chứ trên dân tộc nhà cách nhà còn hàng km, chưa nói đến khác làng, khác bản.

Vậy là cái Ngọc không xuống nữa, nhưng như thế tôi lại cảm thấy nhẹ nhõm. Vì nói thật bản thân tôi cũng không muốn nó xuống đây làm lại. Quán là nơi làm ăn, và cần hạn chế những việc mang tính rủi ro cao nhất. Cái Mai tuy trải qua một thời gian khủng khiếp bên Trung Quốc, nhưng cái Ngọc thì cuộc sống của nó đã khốn khổ từ lúc mới sinh ra. Cho đến tận bây giờ ít ra cái Mai còn có người yêu thương là chồng nó, còn có bố mẹ và đứa con. Nhưng cái Ngọc thì.......tôi cũng không biết rồi đây nó còn có thể bấu víu vào điều gì.......

- ------------------

Chuyện này xảy ra vào cuối năm ngoái.....Sau này nghe cái Mai kể thì cái Ngọc ở nhà nuôi con, nó bỏ chồng rồi. Lý do nó thay số điện thoại là vì nó thấy ngại với mọi người, mọi người góp tiền cho nó nhưng nó không có tiền trả nên không dám nghe....Còn bệnh của nó thì như án Tử treo trên đầu.. Nếu đó là U ác tính thì khi nào thần chết gọi là đi. Nó nhờ cái Mai cảm ơn mọi người đã giúp nó.

Đừng nói “Phò” không có Tự Trọng....!!!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.