Kiếm Lai

Chương 5: Chương 5: Đạo phá




Dịch: Diệp Tu

Tống Tập Tân dẫn theo tỳ nữ Trĩ Khuê đi tới gốc cây Hòe già, chỉ thấy giờ dưới bóng cây đã chật kín, đếm sơ cũng gần năm mươi người, ai nấy đang ngồi trên ghế con(1) tự mang theo, chưa hết, vẫn còn có nhiều người lớn lục tục dẫn con nhỏ nhà mình tới góp vui.

Tống Tập Tân cùng Trĩ Khuê đứng sát nhau dưới chỗ rìa bóng cây, thấy một ông lão đứng cạnh gốc, một tay cầm bát sứ trắng, tay kia chắp sau lưng, mặt mũi tràn đầy vẻ hưng phấn, lớn tiếng nói: “Vừa rồi mới kể qua về hướng của Long mạch, ta lại nói thêm một chút về Chân Long này, chậc chậc, cái này thực khó mà nói hết, khoảng chừng ba ngàn năm trước, trên đời có một vị thần tiên khó mà đánh giá, vị này vốn dốc lòng tu hành ở một chốn động thiên phúc địa nào đó, sau khi chứng Đại đạo liền một người một kiếm đi chu du thiên hạ, tay ba thước khí khái, hiển lộ tài năng. Chẳng rõ vì lý do gì, vị thần tiên này cứ hết lần này tới lần khác chuyên đối phó với Giao long, tròn ba trăm nay, cứ gặp Giao long là chém Giao long, chém cho đến khi không còn thấy Chân long nữa, lúc ấy mới chịu ngưng, sau đó lại biến mất không thấy tăm tích. Có người nói rằng ngài ấy đi tới vùng đất đỉnh cao, gốc rễ của Đạo pháp, ngồi luận đạo với Đạo Tổ, cũng lại có người nói rằng ngài ấy đi tới Tịnh Thổ Phật Quốc ở mãi Tây thiên, cùng Phật Tổ biện giải thuyết pháp, lại có người nói ngài tự mình tọa trấn đại môn của Phong Đô Địa Phủ, phòng ngừa yêu ma quỷ quái làm hại nhân gian…”

Lão tiên sinh nói đến nước bọt văng tung tóe khắp nơi, trong khi đó dân chúng trấn này lại đều thờ ơ, mặt mũi ai nấy cũng tràn đầy vẻ mông lung không hiểu.

Tỳ nữ tò mò nhỏ giọng hỏi: “Ba thước khí khái là cái gì vậy?”

Tống Tập Tân cười đáp: “Chính là kiếm.”

Tỳ nữ tức giận tiếp lời: “Công tử, ông lão này có vẻ thích khoe khoang học vấn quá rồi, kể chuyện chẳng dễ hiểu tí nào.”

Tống Tập Tân liếc mắt nhìn lão nhân, mặt có vẻ hả hê giải thích: “Trấn nhỏ chúng ta có mấy người biết chữ đâu, vị tiên sinh này kể chuyện chẳng khác gì mị nhãn cho người mù nhìn.”(2)

Tỳ nữ lại hỏi: “Thế Động thiên phúc địa là gì vậy? Trên đời thực có người có thể sống tới ba trăm tuổi sao? Còn cái Phong Đô Địa Phủ nữa, chẳng phải là chỗ mà chỉ người chết tới được sao ạ?”

Tống Tập Tân bị đặt câu hỏi khó nhưng cũng không do dự, lập tức thuận miệng đáp: “Toàn là nói hươu nói vượn, ta đoán chừng lão ấy xem qua vài cuốn ghi ghép vớ vẩn xong lấy ra để lừa gạt thôn phu quê mùa.”

Chính lúc này, Tống Tập Tân tinh tế phát hiện lão nhân kia trông như vô tình liếc mắt qua chỗ y, dù đảo qua rất nhanh như chuồn chuồn điểm nước nhưng Tống Tập Tân vẫn cẩn thận bắt được, chỉ là thiếu niên cũng không để tâm, thầm cho rằng chỉ là trùng hợp mà thôi.

Tỳ nữ ngẩng đầu trông về cây Hòe già, ánh mặt trời vỡ ra thành từng tia sáng xuyên qua kẽ lá chiếu xuống, nàng vô thức nheo đôi mắt lại.

Tống Tập Tân quay đầu nhìn lại, đột nhiên ngây ngẩn cả người.

Tỳ nữ của y hôm nay, vẻ bầu bĩnh trẻ con trên khuôn mặt bắt đầu rút đi, tựa như nàng đã có sự thay đổi không nhỏ so với nhóc nha hoàn gày gò nhỏ bé trong trí nhớ của y.

Dựa theo tập tục trấn này, con gái khi lập gia đình sẽ đi nhờ một người có phúc khí viên mãn, cha mẹ con cái đều khỏe mạnh, nhờ người đó cạo lông tơ trên mặt tân nường, đồng thời vén tóc mai và tóc mái lên để lộ ra cả khuôn mặt, hoặc ít nhất là vén lên cao quá tràng mày.

Tống Tập Tân còn từ trên sách đọc được một tập tục mà trấn này không có, vì vậy từ khi Trĩ Khuê mười hai tuổi, y đã mua một ít rượu mới cất loại tốt nhất trấn này, sau đó lại lau rửa sạch sẽ một bình sức hắn lén lấy được, bình sứ đó có màu men rất đẹp, tựa như quả mơ xanh, xong xuôi mới đổ rượu vào rồi cẩn thận nắp lại, trét bùn lên miệng rồi cuối cùng đem chôn xuống đất.

Tống Tập Tân đột nhiên lên tiếng: “Trĩ Khuê, tuy nói gia hỏa họ Trần, theo như lời những cụ văn nhân đọc sách của chúng ta nói thì hắn thuộc loại người ‘Gỗ mục không thể khắc, tường bẩn không thể tô’ nhưng dù thế nào thì đời này hắn chung quy vẫn làm một việc có ý nghĩa.”

Tỳ nữ cũng không đáp lời, hơi cụp mắt lại, trông có thể lờ mờ thấy lông mi nàng khẽ rung nhẹ.

Tống Tập Tân tự mình nói tiếp: “Trần Bình An ấy à, bản thân cũng không quá kém, chỉ là tính tình quá cố chấp, làm chuyện gì cũng bám chết vào, thế nên khi hắn đi làm thợ hầm lò cũng có nghĩa là hắn sẽ cần cù khổ luyện, những cũng đã định trước hắn không thể làm ra thứ gì tốt có linh khí, vì vậy sư phụ ltd, cái lão Diêu kia mới sống chết không để hắn vào mắt, đúng là lão có nhãn quan độc đáo đó, cái này gọi là Gỗ mục không thể khắc. Về phần Tường bẩn chẳng thế tô, ý nghĩa đại khái chính là loại người nghèo kiết xác như Trần Bình An, dù ngươi mặc Long bào cho hắn thì hắn vẫn như cũ, là một gã quê mùa sặc mùi hai lúa…”

Tống Tập Tân khi nói tới đây, lại tự giễu: “Thực ra so với Trần Bình An, ta còn thảm hơn.”

Nàng không biết phải an ủi công tử nhà mình thế nào.

Tống Tập Tân và tỳ nữ của y trước giờ luôn là chủ đề bàn tán chính sau khi trà dư tửu hậu của những nhà giàu có tại phố Phúc Lộc với ngõ Đào Diệp. Có điều này chung quy vẫn là nhờ công của vị “Cha tiện nghi” của y, Tống đại nhân.

Trấn Nhỏ không có nhân vật lớn nào, cũng không có sóng gió gì nên quan Đốc Tạo(3) được triều đình phái tới đồn trú ở đây chắc chắn là nhân vật giống kiểu Thanh Thiên đại lão gia trong kịch bản kia, trong lịch sử hơn mười vị quan Đốc Tạo, từ khi Tống đại nhân nhậm chức quan Đốc Tạo liền là vị quan được lòng dân nhất. Tống đại nhân không như những ông quan tiền nhậm cao cao tại thượng kia, ông chẳng những không có trốn trong công sở tu thân dưỡng khí, cũng không có đóng cửa từ chối tiếp dân, một lòng ở lỳ trong thư phòng nghiên cứu sách vở mà đối với công việc của quan Đốc Tạo hầm lò việc gì cũng tự làm, quả thực còn giống thợ hầm lò hơn dân chúng quê mùa, qua hơn mười năm, vị Tống đại nhân vốn đầy mình phong độ kẻ sĩ, da đã chuyển thành đen bóng, phục sức ngày thường cũng hệt như anh nông dân, đối nhân xử thế ông cũng chưa từng hống hách phách lối, chỉ tiếc là đồ sứ ngự dụng mà trấn Nhỏ làm ra, bất luận là hình dáng, màu men hay cấu tạo, hình dạng Đại Khí Tiểu Kiện (2) thủy chung không được như ý lắm, nói chính xác thì là so với tiêu chuẩn trước đây thậm chí còn kém hơn một chút, điều này khiến đám quản lý những hầm lò lâu đời làm đủ cách, thử đủ kiểu vẫn không thể tìm ra lời giải.

Cuối cùng, triều đình đại khái cảm thấy vị Tống đại nhân làm việc tỉ mỉ kia không có công lao cũng có khổ lao, liền điều trở lại kinh thành kèm theo văn thư sắc lệnh của Lại bộ, tốt xấu gì cũng được đánh giá là thiện lương. Tống đại nhân trước khi trở về kinh thành, bỏ vốn kiến tạo một cây lang kiều, vậy mà ngàn vàng tan hết(4), sau này mới phát hiện trong đoàn xe đưa Tống đại nhân rời đi không có mang theo một thằng bé, lúc đó mấy danh gia vọng tộc trong trấn mới bừng tỉnh đại ngộ. Có thể nói, Tống đại nhân cần cù từng chút từng chút xây lên một phần tình hương hỏa không tầm thường với trấn này, cộng với quan Đốc Tạo hiện tại cũng tận sức trông coi nên những năm qua, thiếu niên Tống Tập Tân sống ở trấn đều là cơm áo không lo, tiêu dao tự tại. Cô tỳ nữ Trĩ Khuê được y đặt tên, về thân thế của nàng có nhiều cách nói, dân gốc ở ngõ Nê Bình kể rằng vào một mùa đông mà tuyết rơi như lông ngỗng rơi nhiều, có một bé gái từ xứ khác đi ăn xin tới tận đây, ngất xỉu trước cửa sân nhà Tống Tập Tân, nếu không có người phát hiện sớm thì đã phải đi gặp Diêm Vương để đầu thai chuyển thế rồi. Mấy lão nhân làm việc vặt bên công sở kia lại kể khác, nói chắc như đinh đóng cột rằng Tống đại nhân sai người mua cô nhi từ chỗ rất xa, mục đích chính là để lại một người chăm sóc cho con riêng của ông, xem như đền bù cho phần thiệt thòi con chẳng thể nhận cha của Tống Tập Tân.

Bất kể thế nào, sau khi Tống Tập Tân đặt tên cho cô tỳ nữ là Trĩ Khuê, xem như đã hoàn tác xác nhận thân phận cha con của hai người, bởi vì những vị thân hào đại tộc trong trấn này đều biết rằng, ở đáy nghiên mực mà Tống đại nhân luôn mang theo dùng có khắc hai chữ ‘Trĩ Khuê’.

Tống Tập Tân lấy lại tinh thần, mặt cười rạng rõ, đổi chủ đề: “Chẳng biết sao ta lại nhớ cái con thằn lằn mặt dày kia rồi, ta cứ bắt nó ném qua sân nhà Trần Bình An suốt mà vẫn cứ muốn chạy vào nhà chúng ta, ngươi nói xem ổ chó của Trần Bình An phải rách nát tồi tàn đến độ nào mới có thể khiến một con thằn lằn bé xíu cũng không muốn vào?”

Tỳ nữ nghiêm túc suy nghĩ một chút rồi đáp: “Có một số việc cũng phải tính đến duyên phận a?”

Tống Tập Tân giơ ngón tay cái lên, vui vẻ nói: “Chính là đạo lý này! Trần Bình An hắn chính là loại người phúc mỏng lộc cạn, có thể sống đã là tốt lắm rồi.”

Nàng không nói gì.

Tống Tập Tân tự nhủ: “Chúng ta rời khỏi trấn xong, đồ đạc trong phòng giao cho Trần Bình An trông coi, gia hỏa này có biển thủ không nhỉ?”

Tỳ nữ khẽ đáp: “Công tử, không đến mức đó chứ?”

Tống Tập Tân cười nói: “Ôi!!! Trĩ Khuê, ý nghĩa từ biển thủ cũng hiểu sao?”

Tỳ nữ chớp chớp đôi mắt như nước hồ thu, hỏi lại: “Chẳng lẽ không phải ý trên mặt chữ sao?”

Tống Tập Tân mỉm cười, nhìn về phía Nam, mặt lộ vẻ mong chờ, nói: “Ta nghe nói sách được cất trong tàng thư nơi kinh thành còn nhiều hơn cả cây cỏ ở trấn chúng ta!”

Nhưng vào lúc này, tiên sinh kể chuyện sang sảng nói: “Trên đời dù không còn Chân Long, nhưng những chi liên quan như Giao, Cầu, Ly…vv…vẫn chân chân chính chính thực sự tồn tại trong thế gian, nói không chừng liền…”

Lão nhân cố ý ngắt giữa chừng, nhưng mắt thấy các thính giả thờ ơ, cơ bản không hiểu ý mà cổ vũ nên buộc lòng phải kể tiếp: “Nói không chừng liền ẩn nấp bên người chúng ta, thần tiên Đạo giáo gọi là Tiềm Long Tại Uyên!(5)”

Tống Tập Tân ngáp một cái.

Trên đầu y đột nhiên có một lá Hòe xanh mơn mởn rớt xuống, vừa vặn rớt lên trán thiếu niên.

Tống Tập Tân đưa tay nhặt cái lá, hai ngón tay vặn đứt cuống.

————

Thiếu niên đang tính hay là đi tới cửa Đông đòi nợ một phen, khi tới gần chỗ cây Hòe già, cũng thấy trước mắt có lá Hòe bay xuống, khác là hắn bước nhanh hơn, tay rất muốn bắt lấy phiến lá.

Chỉ là có một làn gió nhẹ thổi qua, lá cây theo đó lướt vèo cái qua tay hắn.

Thiếu niên giầy rơm thân mình khỏe khoắn, lướt sang ngang một bước rất nhanh, bụng rất muốn tóm lấy cái lá này.

Nhưng hết lần này tới lần khác, phiến lá trên không trung lại bay lượn qua tay.

Thiếu niên không tin tà, mấy lần bước qua bước lại, cuối cùng vẫn không thể bắt được lá Hòe.

Thiếu niên Trần Bình An không biết làm thế nào.

Một thiếu niên áo xánh trốn học từ trường hương thục đi ra, thoáng chạm mặt Trần Bình An.

Bản thân thiếu niên áo xanh cũng không biết, đầu vai y chẳng rõ từ khi nào có một phiến lá Hòe đậu ở trên đó.

Trần Bình An tiếp tục đi về phía cửa Đông thành, cho dù không lấy được tiền, cứ thúc giục cũng được.

————

Ở phía sạp hàng thầy tường số phía xa xa, đạo nhân trẻ tuổi nhắm mắt dưỡng thần, miệng lẩm nhẩm tự nói: “Là ai nói thiên vận tuần hoàn không dày mỏng?”

Chú giải:

Có một điều sau khi xem kỹ mình xin nhắc lại và điều chỉnh:

- Trấn mà Trần Bình An ở thực sự có tên là trấn Nhỏ.

- Con rắn mối ở chương một mình xin sửa lại là thằn lằn cho đúng. Nguyên gốc tiếng Hán là Tứ Cước Xà (rắn 4 chân) = thằn lằn, rắn mối là Tích Dịch.(1) Ghế con: Ghế nhỏ được ghép từ 3 mảnh gỗ nhỏ, không có phần dựa lưng.

(2) Mị nhãn cho người mù nhìn: Mị nhãn ở đây hiểu như làm dáng xinh đẹp quyến rũ nhưng với người mù không thể nhìn thì vô dụng. Ý chỉ người làm cố sức nhưng đối phương không có năng lực cảm thụ.

(2) Quan Đốc Tạo: Tương đương kiểu chức vụ quản đốc, quản lý đôn đốc và tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.

(4) Tốn công bắc lang kiều, ngàn vàng đều tan mất: Ý nghĩa như dã tràng xe cát, tốn công nhưng sau cùng không thu lại hiệu quả.

(5) Tiềm Long Tại Uyên: Rồng ẩn mình nơi vực sâu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.