Dì Ghẻ

Chương 20: Chương 20: Gáo nước hất đi




Sau hai tuần Nam được bác Dung chở vào viện cắt chỉ, vết thương tuy đã lành nhưng vết sẹo thì vẫn còn đó. Nhìn thằng nhoc 16 tuổi đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời trên mặt có một vết sẹo dài cả bác sỹ lẫn người thân đều cảm thấy xót xa thay cho nó. Dần dần mọi chuyện cũng qua đi, bạn bè trong lớp cũng không ai bàn tán về lý do vì sao trên mặt Nam lại có sẹo. Ngày đi học, rảnh rỗi nó ở nhà phụ việc cho bà ngoại, hai bà cháu nương tựa vào nhau tuy không khá giả nhưng từ ngày Nam về ở với bà các bác cũng yên tâm hơn nhiều. Ngày ngày có nó ở bên bà ngoại cũng đỡ buồn, có một điều không ai biết đó là sau mỗi buổi chiều nó đều đạp xe đến trường tiểu học đợi em gái. Hôm gặp hôm không, hôm nào nó về sớm hoặc chiều không phải di học là nó đạp xe đến hỏi bác bảo vệ, nếu bác bảo nói có người đón rồi thì nó về, không thì hai anh em nó lại đứng đó chơi với nhau 10-15’ đến khi mụ Hường đến đón con bé nó sẽ tránh mặt đi.

Nhiều lần như vậy bác bảo vệ mới được nghe về hoàn cảnh của hai anh em, người ngoài như bác bảo vệ nghe xong ai cũng mủi lòng thương xót. Nhưng nhìn cảnh hai anh em tíu tít cười đùa mỗi khi gặp nhau họ lại thấy ấm lòng. Hai anh em đã sống xa nhau như vậy được một tháng, trong một tháng đó chỉ có hai ngày chủ nhật nó đến nhà thăm em thì được gặp mặt, đó là lần đầu tiên nó lén chở em về ngoại, và tuần thứ hai thì mụ Hường vẫn cho nó gặp em ở ngoài cổng được tầm 30’. Những lần sau nó đến thì nhà đều đóng cửa, khóa ngoài gọi không ai trả lời. Sau đó nó gặp em ở trường thì được bé Hạnh nói là chủ nhật bố mà ở nhà thì hay chở cả nhà đi công viên, đi chơi đâu đó đến tối mới về. Nó xoa đầu em lấy làm mãn nguyện.

Cả tuần nay nó bận học thêm ở trường nên không có thời gian tan học lại ra trường gặp em, hôm nay là thứ 6, buổi chiều cả lớp dc về sớm. 3h chiều tan học nó vội vàng lấy xe rồi định bụng đi đến trường tiểu học đợi em. Đang định đi thì nó lại bắt gặp Trang đang đợi ở cổng trường, sau lần trước chở nhau đi học thì lần này nó mở lời hỏi trước:

- - Hôm nay lại không đi xe à..?

Trang nhìn nó cười:

- - Sao biết, hì hì không phải không đi mà lại hỏng rồi..

Vừa nói Trang vừa chỉ tay sang bên kia đường nơi có quán sửa xe, Trang nói:

- - Lại cho tớ về nhờ với nhé, để tớ đèo cho cũng được.

Nam vội nói:

- - Nhưng tớ không về nhà ngay đâu, tớ còn đi đón em nữa…..

Tưởng nói vậy cái Trang sẽ thôi không đi nhờ nữa ai dè:

- - Thì tớ đi cùng, đằng nào giờ tớ cũng không nhờ được ai về. Cả lớp có mỗi cậu cùng đường..Đi mà..Chẳng lẽ cậu định cho bạn cùng lớp đi bộ từ đây về nhà à..?

Nhìn cái bộ mặt đang cố tỏ ra đáng thương của Trang thằng Nam không còn cách nào ngoài đồng ý. Hai đứa lên xe chở nhau đi về, vừa đi Trang vừa hỏi:

- - Tớ tưởng cậu ở với bà ngoại một mình mà, sao hôm nay lại đón em..

Nam ngập ngừng nói:

- - Cũng không phải đón, tại em tớ 5h hơn có người đón về. Hai anh em giờ không ở với nhau nên hôm nào về sớm tớ đều đi ra trường nếu em chưa về thì gặp em một chút.

Trang gật gù:

- - Bảo sao hôm nào cậu cũng đạp như ma đuổi, mấy lần tớ gọi chờ về cùng mà không thấy nói gì. Tưởng khinh người không muốn đi cùng cơ.. hi hi.

Nam không nói gì, đến trường tiểu học vẫn còn sớm. Nam đứng ở ngoài cổng thấy bác bảo vệ liền chào, nhìn thấy Nam bác bảo vệ hỏi:

- - Ơ, sao cháu lại đến đây…?

Nam ngạc nhiên trả lời:

- - Dạ cháu đến đợi em, giờ vẫn sớm bác nhỉ..?

Bác bảo vệ lắc đầu:

- - Em cháu không học ở đây nữa rồi, mấy hôm trước bác thấy bố mẹ nó đi oto đến đây bác có hỏi thì biết được là đến làm thủ tục chuyển trường cho nó. Gần đây không thấy cháu đến nên bác tưởng cháu cũng biết.

Nam thẫn thờ cảm ơn bác bảo vệ, nó chào bác quay xe đi buồn bã mà quên gọi Trang. Đến lúc Trang chạy lại kéo xe nó thì nó mới nhớ ra, nó bảo Trang:

- - Thôi lên xe tớ chở về…

Giọng nói cùng gương mặt buồn bã của nó khiến cái Trang cũng buồn theo, cả đoạn đường về nhà không ai nói với nhau câu nào. Lúc xuống xe cái Trang khẽ nói:

- - Sáng mai cho tớ đi cùng đến trường được không..?

Nam trả lời ừ một cái rồi đạp xe đi, chở Trang về xong nó không về nhà mà tiếp tục đạp xe vào nhà bố nó. Đến nơi nó thấy mụ Hường đang vẩy vẩy nước ra trước cổng cho đỡ bụi. Nó dừng xe lại hỏi:

- - Cô ơi, em cháu bây giờ học ở đâu ạ..?

Mụ Hường đang loay hoay nghe thế giật mình, không biết mụ vô tình hay cố ý mà mụ hất luôn cả gáo nước vào người Nam. Đứng lên nhìn mụ nói:

- - Đi đứng không chú ý gì cả, người ta đang làm thì lại đứng chắn ngang...Nam đấy à, vừa hỏi gì đấy nhỉ..?

Nam hỏi lại:

- - Dạ cháu hỏi em cháu giờ học ở đâu ạ …?

Mụ Hường ngừng tay đứng chống nạnh nói:

- - Giờ nó chuyển trường học ở gần đây rồi, học với em Thư. Mất bao nhiêu tiền mới xin chuyển được đấy...Không ai hơi đâu ngày nào cũng lộn đi lộn lại đón được. Mà này, bố mày bảo mày đến đây tìm em nó ít thôi. Để nó còn học, nó ở nhà lúc nào cũng ngoan ngoãn, nhưng cứ thấy mày là nó lại đòi theo. Giờ mày không liên quan gì ở đây nữa thì cũng không cần đến đây đâu. Em nó giờ học trường tốt gần nhà, ai cũng chăm lo cho nó rồi mày đừng làm phiền em nó nữa. Bố mày cũng bảo vậy đấy, chứ cô đây không có ý gì. Lo cho em thì phải để cho em nó chú tâm vào học hành. Thế nhé.

Nói xong mụ Hường xách xô nước đi vào nhà đóng cổng lại, không thấy oto ở nhà có nghĩa là bố nó không có nhà. Lời mụ Hường nói không biết thật hay giả nhưng cũng khiến nó suy nghĩ rất nhiều. Nó không ngờ bố nó lại ghét nó như vậy, trường cái Thư học gần nhà bố nó. Thực tế thì ngày trước bố nó cũng đã có ý định xin chó bé Hạnh về đây học để nó đỡ phải đưa đón. Nhưng nếu bố nó sợ nó đến đây làm phiền em gái thì thật sự nó thấy ác quá. Nó đứng ngoài đường nhìn nhìn một lúc rồi lại đạp xe về với bộ dạng áo quần chỗ ướt chỗ khô.

Gáo nước tạt trúng nó cứ như một lời xua đuổi, một sự ruỗng rẫy từ ngôi nhà coi như nó như một căn bệnh. Vừa tủi, vừa xấu hổ nó về nhà trong bộ dạng thất thểu, bà ngoại thấy hôm nay nó về muộn liền hỏi:

- - Đi đâu mà ướt hết thế kia, hôm nay ở lại lao động hả cháu. Thay quần áo tắm đi rồi ăn cơm, bác Dung chiều mang sang cho con cá to lắm. Nhà không có tủ lạnh nên bà chỉ lấy một nửa kho hai bà cháu ăn, còn đâu trả lại…

Nam ngồi xuống kể với bà chuyện bé Hạnh chuyển trường, bà ngoại nhìn cháu khẽ nói:

- - Vậy cũng tốt cháu ạ, em nó được đi học ở trường tốt lại gần nhà cũng hơn chứ. Ít ra như vậy bố nó còn quan tâm đến nó, bà lại cứ sợ nó hắt hủi. Em nó giờ còn bé, để nó lớn lên một chút nó sẽ hiểu. Cháu giờ cũng nên tập trung vào học đi, mày cứ đạp đi đạp về liên tục như thế bà cũng không yên tâm đâu. Thôi đi tắm đi, nước gì bắn vào người mà hôi thế…

Nam không dám nói là bị mụ Hường tạt nước vào người, nó lấy quần áo đi tắm rồi dọn cơm ăn với bà ngoại. Bà ngoại nói đúng, nếu bây giờ nó đã bị ghét mà cứ đến đó gặp em rồi bọn họ sẽ ghét cả bé Hạnh. Mấy lần trước gặp bé Hạnh còn đòi theo nó lúc nó vè, nhưng lần sau khi gặp con bé ở trường nó khoe bố chở đi công viên, đi chơi cuối tuần nhìn con bé vui lắm, lâu rồi Nam mới thấy em gái cười vui vẻ như vậy. Không chừng những điều mụ Hường nói nó lúc ban chiều lại đúng. Quả thật chính nó đang làm phiền, làm ảnh hưởng đến cuộc sống tốt đẹp của bé Hạnh bây giờ.

Nó khẽ cười nhạt một cái rồi đứng lên dọn dẹp bát đũa, bà ngoại nhìn nó thở dài. Có lẽ bà ngoại nhìn thấy trong nó sự hờn ghen, ấm ức. Mười mấy năm nay nó chưa được biết đi chơi công viên là gì, mười mấy năm nay nó chưa được bố đưa đi chơi lần nào. Hồi ở với mẹ mẹ nó bận bịu đi làm suốt ngày không kể nắng mưa miễn sao có tiền lo cho nó ăn học bằng anh bằng em. Vật chất có thể có, có thể không nhưng sự thiếu thốn tình cảm thì dù ông bà có thương cháu như nào cũng vẫn không bằng được với tình cảm bố mẹ dành cho nó. Nuôi nó từ tấm bé, nó nghĩ gì bà ngoại nhìn thoáng qua là hiểu.

Chẳng vậy mà bà luôn dặn các bác khi sang chơi đừng ai nhắc chuyện gì về bố nó với con mẹ kế, vì sợ nó sẽ tủi thân. Nhưng nó mạnh mẽ lắm, nó biết hết nhưng không bao giờ nó thể hiện sự yếu đuối ra ngoài. Nhiều lúc bà ngoại nhìn nó lại có chút lo lắng sợ hãi bởi nó vẫn còn nhỏ tuổi nhưng lại phải chịu đựng quá nhiều. Bà ngoại sợ rằng rồi đây nếu bà đi theo ông ngoại thì ai sẽ là người dẫn lối cho nó. Ngày ông mất bà rồi các cháu theo bố về nhà trong nhiều đêm bà cũng chỉ muốn được chết theo ông ngay lập tức, nhưng rồi từ ngày thằng Nam về đây, mỗi lần nhìn vết sẹo trên khuôn mặt cháu, bà lại muốn sống lâu hơn nữa. Bà hay nói đùa với các bác:

“ Tao giờ chỉ mong sao tao sống được đến khi thằng Nam cưới được vợ, lúc đó tao mới yên tâm nhắm mắt. “

Các bác nhìn Nam cười rồi nói:

“ Bà còn phải sống để bế cháu cho nó nữa chứ, cưới thì ăn thua gì.”

Nói đến đây mọi người lại hỏi Nam:

“ Thế đã có người yêu chưa, sao hôm nọ bác thấy chở con nhà Mai - Bình thì phải. Con bé đó xinh lắm, mà ông nó cũng tên là Nam đấy. Lấy về có khi cháu mình phải đôiỉ tên không thì cúng làm sao được.”

Cả nhà cười ầm lên trêu nó, bà ngoại nghe thế mắt sáng quắc gặng hỏi:

“ Thật thế hả, hay hôm nào chở bạn về đây ăn cơm với bà.”

Thằng Nam khi đó mặt đỏ tía tai một mực chối:

- - Bạn học cùng lớp với cháu, mấy lần hỏng xe nên đi nhờ thôi. Yêu đương nỗi gì…

Tuy nó nói vậy nhưng chẳng ai quan tâm, các bác các cậu được dịp hùa vào. Nào là nhà con bé đó cũng ở ngay đây, bố mẹ buôn bán cũng khá giả, lấy được nó thì sướng. Mọi người trêu cho đến khi thằng Nam phát cáu mới chịu thôi. Chỉ khổ thân bà ngoại nghe gì cũng tưởng thật, bao giờ bà ngoại cũng nói:

“ Tuổi này yêu đã là gì, ngày xưa bằng tuổi chúng mày ông bà đã cưới nhau rồi. 16-17 tuổi ngày xưa nhiều người có con rồi đấy.”

Cả nhà lại cười, thằng Nam gân cổ lên:

- - Đấy là tảo hôn đấy bà ơi….

Bà ngoại gắt:

- - Tảo hay không bà không biết, đấy mày phải cưới được vợ, bà nhìn thấy xong mới ra đi được.

Nam lém lỉnh:

- - Thế cháu không cưới nữa cho bà sống mãi luôn..

Bà ngoại chửi nó:

- - Sư bố mày, bà sống để nhìn mày lấy vợ, đẻ con chứ mày không lấy thì bà sống làm cái gì.

Mỗi lần như thế cả nhà lại cười ầm lên, đùa nhưng khồng hẳn là đùa, bà ngoại lúc nào cũng lo cho tương lai của nó sau này. Giá mà đánh đổi bất cứ thứ gì để nó được hạnh phúc thì bà cũng sẽ làm.

8h tối Nam đang chuẩn bị sách vở để sáng mai đi học thì bên ngoài có giọng nói quen quen gọi cổng:

- - Nam ơi, đây có phải nhà Nam khồng…?

Tiếng chó hàng xóm sủa inh ỏi, Nam chạy ra nhìn thì ra đó là chú Đại. Nó nhận ra giọng chú Đại vội chạy ra mở cổng. Chú Đại nhìn nó cười:

- - Ở đây tối thế, chú đi gọi nhầm mấy nhà rồi đấy. Đến đây mới nhớ bố cháu bảo nhà bà ngoại có cái cây me to trước cổng mới nhớ. Bà ngủ chưa..?

Nam mở cổng mời chú Đại vào nhà rồi nói:

- - Cháu chào chú, bà cháu vẫn thức. Chú vào nhà đi…

Chú Đại đi vào trong nhìn qua một lượt rồi nói:

- - Không khí ở đây thoáng đãng thật đấy, ở đây với trong nhà bố cháu cách nhau có mấy km mà khác nhau thật.

Bươc vào nhà, bà ngoại định hỏi Nam đây là ai thì Nam vội nói ;

- - Bà ơi, đây là chú Đại…

Chú Đại nói:

- - Dạ con chào báci, con là anh em kết nghĩa với anh Tuấn. Bác cứ coi con như người trong nhà...Hôm nay con ra đây trước là thăm bác sau thăm cháu Nam ạ.

Bà ngoại dụi dụi mắt nhìn chú Đại, có lẽ vẻ ngoài của chú Đại khiến bà ngoại hơi kiềng dè, bà ngoại nói:

- - Anh là anh Đại đấy hử, tôi cũng nghe bác nó kể về anh một lần trước..Anh ngồi đi, nhà không có bàn ghế anh ngồi tạm trên giường cháu nó vậy.

Chú Đại vâng dạ rồi ngồi xuống tiếp tục câu chuyện………..

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.