Đế Hoàng Tôn

Chương 9: Chương 9: Hưng Đạo




Hai chữ Quang Trung, đã là người Việt có ai không biết, có ai chưa từng nghe?

Một vị vua anh minh kiệt xuất bậc nhất trong lịch sử, người duy nhất khi được hậu thế nhắc đến vẫn luôn kèm theo hai chữ Hoàng Đế, bởi ông hoàn toàn xứng đáng.

Cho dù là người mở ra kỷ nguyên Đại Việt như Ngô Vương Ngô Quyền, hay hùng tài đại lược như Lý Thái Tổ, anh minh thần võ như Trần Nhân Tông, uy danh lừng lẫy như Thái Tổ Lê Lợi, thế nhưng khi đặt cạnh Quang Trung Hoàng Đế e là cũng phải kém sắc.

Những vị kia dù công cao ngất trời, chấn nhiếp cổ kim, nhưng vẫn phải cúi mình về phương Bắc xưng chư hầu. Chỉ có Quang Trung Hoàng Đế là khiến cho phương Bắc phải khiếp sợ, khiến cho Thanh Đế lúc bấy giờ là Càn Long phải nảy sinh ý định cắt trả Đại Việt khu vực Lưỡng Quảng. Là cắt trả, chứ không phải nhượng lại, bởi vì Lưỡng Quảng vốn dĩ là một mảnh đất thuộc về người dân Bách Việt thuở xa xưa.

Chỉ là trời cao đố kỵ, hầu như các chuyên gia đều đồng tình, nếu cho Quang Trung hoàng đế thêm hai mươi năm, không, chỉ cần mười năm, Đại Việt nhất định sẽ trở thành một siêu cường với lãnh thổ mở rộng khắp bốn phương, hoàn toàn có thể so sánh với đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn.

Nhưng vấn đề là, tảng thạch bi trước mặt cao phải đến 20 mét, làm thế nào mà một người có thể khắc lên những chữ như cầu long này. Trong đầu gã thanh niên hiện ra những hình ảnh thường thấy trong phim kiếm hiệp, nhân vật tung người bay lên dùng kiếm khắc nên những hãng chữ trên vách núi. Nổi tiếng nhất có lẽ là Trương Thúy Sơn trong trấn đấu với Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn.

Chỉ có điều, những kẻ võ công cao cường nội lực siêu phàm đó, cũng không có khả năng lưu lại vài dòng chữ liền có thể bảo vệ tảng đá khỏi sự ăn mòn của tuế nguyệt nha!

- Chỉ có thể là Thần Tiên!

Hắn bỗng nảy sinh một cảm giác hoang đường, lẽ nào Quang Trung Hoàng Đế là thần tiên giáng trần.

- Ở đây còn những tảng thạch bia khác!

Đưa mắt nhìn sang tảng thạch bia kế tiếp, so với tấm bia đá có bút tích của Hoàng Đế Quang Trung thì còn lành lặn hơn, bề mặt còn những quang điểm nhè nhẹ phảng phất, phía trên hiển nhiên có bút tích của người nào đó.

Chữ viết trên thạch bia, không hề ngạc nhiên khi là chữ Hán, một loại chữ tồn tại suốt thời đại phong kiến của Đại Việt, chỉ có điều vừa nhìn vào dòng chữ lưu lại, gã thanh niên bỗng nảy sinh cảm giác vô cùng kỳ diệu. Từng nét chữ rồng bay phượng múa như khơi lên suối nguồn tâm linh của hắn từ cõi tĩnh mịch ban sơ. Đó là cõi bờ âm thanh vi diệu của trời trăng mây nước, chim bướm cỏ hoa và ánh sáng rạng rỡ huyền hòa.

Hắn muốn nhảy tung vào cõi mật ngôn ẩn ngữ, làm khơi mở mối giềng xiết bao rực cháy, gây nên một nguồn cảm hứng tưng bừng, dậy sóng phiêu bồng cho biết bao kẻ đồng điệu, đồng cảm vút hồn bay chuếnh choáng, ngất ngây trong cơn say sưa túy lúy.

Trên thạch bia không đơn thuần chỉ là một dòng lưu bút, mà là một bức thư pháp tuyệt thế.

- Theo bước Ngô hoàng...Ức Trai!

Ức...Ức Trai? Không phải là hiệu của Đại văn hào Nguyễn Trãi hay sao? Gã thanh niên có chút mộng. Nguyễn Trãi là đại thi hào dân tộc, là mưu sĩ kiệt xuất có thể úp tay làm mưa lật tay làm mây trong nghĩa quân Lam Sơn, nổi tiếng với những tác phẩm bất hủ: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập; Dư địa chí, Lam Sơn thực lục...

Có quá nhiều điều để nói về vị Đại văn hào lừng lẫy này, thế nhưng có một điều được mặc nhiên thừa nhận, thư sinh, mưu sĩ thì đều sức trói gà không chặt, làm sao có thể khắc một bức tuyệt bút trên tấm thạch bia khổng lồ như vậy? Lẽ nào Nguyễn Trãi cũng là một vị thần?

- Khoan đã, không phải Nguyễn Trãi đã bị trảm đầu tru di tam tộc sau án oan Lệ Chi Viên sao? Tại sao lại còn xuất hiện ở nơi này? Lại còn theo bước Ngô hoàng, theo bước ai vậy? Lẽ nào...

Một cái tên lóe lên trong đầu gã thanh niên, hắn vội vã bước về phía tảng đá tiếp theo, ngẩng đầu nhìn lên.

- A!

Chưa kịp nhìn thấy gì, gã thanh niên đã cảm thấy như vô số thanh kiếm đâm vào mắt, đâm vào đầu, xuyên qua từng tế bào khiến cơ thể vô cùng đau nhức, tinh thần cảm thấy như muốn sụp đổ đến nơi. So với bức thư pháp của đại văn hào thì cảm giác lúc này quả thực là một trời một vực.

Phải vô cùng cố gắng, hắn mới có thể nhìn được dòng chữ khắc trên vách đá, đường nét sắc bén không có đường lui, thể hiện sự phóng khoáng sát phạt của chủ nhân chữ viết.

“Thuận Thiên Kiếm Lê Lợi!”

Chỉ vỏn vẹn vài chữ ngắn gọn, nhưng lại có thể khiến người ta liên tưởng rất nhiều, đặc biệt là câu chuyện sự tích hồ Hoàn Kiếm, kể về nguyên nhân tên gọi của hồ nước nổi tiếng nhất Hà thành.

Lê Lợi chính là vị vua khai sáng ra nhà Hậu Lê, triều đài tồn tại dài nhất trong dòng lịch sử.

Tương truyền, Lê Thái Tổ thuở còn trẻ tuổi tràn đầy nhiệt huyết khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm, nhưng liên tiếp gặp thất bại. Đến tận khi đoạt được bảo kiếm Thuận Thiên ngài mới vận đổi sao dời, trăm trận trăm thắng, chém đầu Liễu Thăng ở ải Chi Lăng, lập nên cơ nghiệp mấy trăm năm của nhà Hậu Lê. Khi thái bình, trong một lần cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ, thần Kim Quy hiện ra đòi kiếm thần, Thái Tổ đã đồng ý trả gươm. Từ đó xuất hiện cái tên Hồ Hoàn Kiếm, hay còn gọi là Hồ Gươm.

Trên tấm bia đá này lại xưng là Thuận Thiên kiếm Lê Lợi, lẽ nào tích dân gian cũng có vài phần là sự thật? Thuận Thiên kiếm là binh khí của Lê Thái Tổ, cũng là danh xưng của người? Và vị vua khai sáng nhà Hậu Lê cũng từng đến nơi này?

- Như vậy Nguyễn Trãi đã đuổi theo bước chân của Lê Thái Tổ, vậy án oan Lệ Chi Viên rốt cuộc là chuyện gì?

Rời mắt khỏi tảng thạch bia, gã thanh niên lại tiếp tục đến trước khối đá tiếp theo, trong đầu xuất hiện vô vàn suy nghĩ.

Đề tên trên thạch bi này có lẽ lại là một người đến đây trước Lê Thái Tổ. Một nhân vật hùng tài đại lược, lại gần với nhà Hậu Lê nhất trên dòng lịch sử, sẽ là ai đây? Binh Thánh Hưng Đạo Vương? Phật Hoàng Trần Nhân Tông?

Một trong mười vị tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới - Trần Hưng Đạo, và Tuyên cổ đệ nhất minh quân của Đại Việt - Trần Nhân Tông, dù là ai có thể đến được nơi này, đề tên trên đây cũng đều hoàn toàn hợp lý.

Đưa tay sờ lên bề mặt thô ráp của tảng thạch bi cao đến hai mươi mét, kỳ lạ thay gã thanh niên bỗng nảy sinh cảm giác thanh thản giác ngộ, bên tai văng vẳng tiếng tụng kinh, kèm theo đó là tiếng chuông như vọng về từ tuyên cổ. Hắn ngẩng đầu, chỉ thấy trên bức thạch bi vẻn vẹn đề bốn chữ:

Hương Vân đại sĩ”

Với nhiều người, danh hiệu Hương Vân đại sĩ có lẽ thật lạ lẫm, nhưng với những ai chịu khó tìm hiểu lịch sử thì đều biết, đó chính là đạo hiệu của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tương truyền, vào thế kỷ 11-13, Phật giáo Đại Việt tồn tại chủ yếu dựa trên 3 dòng thiền Vô Ngôn, Diệt Hỷ và Thảo Đường, Trần Nhân Tông đã hợp nhất các tông phái này vào dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Thiền phái Trúc Lâm. Khi về già ông đã rời đến Yên Tử, lấy đạo hiệu là Hương Vân đại sĩ.

- Tuổi già rời đến Yên Tử, tọa hóa trong dòng thời gian dài dằng dẵng...

Gã thanh niên ngậm miệng, bởi những tiếng tụng kinh bên tai đột nhiên biến mất, một cỗ sát khí mãnh liệt ập đến khiến cảm giác minh ngộ thanh thản trong lòng hắn đã không còn, tâm thần bỗng nảy sinh một tia sợ hãi, thứ mà đã bao năm rồi hắn không còn cảm thấy.

Với một gã được coi là vương giả trong giới sát thủ, hai bàn tay nhuốm đầy máu tanh, vậy mà lúc này đây lại nảy sinh cảm giác sợ hãi, dù chỉ là mơ hồ, rốt cuộc là tại sao vậy?

Hắn rời khỏi thạch bi lưu bút Phật Hoàng, tiến về tảng cự thạch kế tiếp. Bước một bước, lập tức hai mắt hoa lên, bên tai vang lên tiếng kêu chém giết rầm trời, tiếng binh khí va chạm, tiếng vó ngựa giẫm đạp lên thi cốt.

Càng tiến gần đến, hắn càng cảm nhận được sức ép khổng lồ như có thiên quân vạn mã đang lao tới. Thi cốt chất đống, máu nhuộm bình nguyên, ngứa hí vang trời, sinh linh đồ thán, xung quanh hắn không còn sự tĩnh lặng chết chóc mà thay vào đó là cái chết của sự sống, cái chết của hàng ngàn hàng vạn người.

Chiến tranh nổ ra, mảnh đất tươi đẹp bỗng biến thành tu la chiến trường, người chết ta sống không ai là ngoại lệ.

Phía xa xa, một bóng người hiên ngang đang quan sát cuộc chiến, dù chỉ là một bóng dáng mờ mịt không thể nào thấy rõ ràng nhưng tại sao lại nổi bật đến như vậy, hắn không tài nào hiểu nổi. Chỉ thấy người đó mặt không đổi sắc, dù đối mặt hàng ngàn vạn sinh linh đang chém giết, máu huyết nhuộm trời xanh nhưng vẫn bình tĩnh lạ thường, dường như tràng chém giết này hoàn toàn nằm trong tính toán của vị chủ soái.

Đột nhiên, vị chủ soái quay đầu nhìn về phía hắn, chỉ một ánh mắt mơ hồ nhưng lại khiến tim hắn co lại, choàng tỉnh từ cơn mộng mị.

Vừa định thần lại, gã thanh niên lập tức ngẩng đầu nhìn lên tảng cực lớn, chỉ thấy bốn chữ như được viết bằng máu, dù không biết đã bao nhiêu tuế nguyệt nhưng vẫn đỏ tươi như mới.

Nhân Vũ Hưng Đạo!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.