Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Chương 10: Chương 10: CÔ BÉ DẠI DỘT




FXL, nữ, 16 tuổi, học sinh cấp hai

Tôi lớn lên ở nông thôn, năm nay tôi mười sáu tuổi. Mặc dù cuộc sống của các gia đình nơi đây không lấy gì làm sung túc cho lắm, nhưng bố tôi làm ăn buôn bán, cho nên gia đình tôi có khá hơn các gia đình khác một chút. Bố mẹ tôi chỉ có mình tôi vì thế họ rất yêu thương tôi. Từ nhỏ, tôi đã được mặc những bộ quần áo mới và đẹp hơn các bạn. Mặc dù rất thương con, nhưng bố mẹ tôi không cưng chiều tôi một cách mù quáng; họ luôn động viên tôi chăm chỉ học hành để thi vào một trường thật tốt. Tôi luôn nghe lời bố mẹ, rất chịu khó học hành. Năm thi hết cấp, nhờ chăm chỉ nên kết quả thi của tôi rất tốt. Mọi người trong nhà thở phào nhẹ nhõm. Mẹ bắt đầu chuẩn bị đồ đạc cho tôi đi nhập trường.

Nghỉ hề, tôi sung sương với những suy nghĩ đã thoát khỏi việc học hành mệt nhọc, tôi rong chơi cả ngày ở bên ngoài để xóa nhòa những khoảng thời gian căng thẳng ở trường. Mẹ cũng để cho tôi được thoải mái, muốn chơi đến khi nào về thì về. Tôi quen H trong một quán internet. Anh ta hơn tôi bốn tuổi. Anh ta tự giới thiệu mình là dân buôn bán. Tôi và H nói chuyện rất hợp rồi chúng tôi nhanh chóng trở nên thân nhau. Tôi thực sự không muốn thừa nhận rằng mình đã yêu H. H đối xử với tôi rất tốt, giống như một người anh trai vậy. Có lần tôi bị cúm, hơi sốt, H liền mua thuốc hạ sốt, rót nước rồi bảo tôi uống cho hạ sốt. Tôi chê thuốc đắng, không chịu uống, H liền cho một viên thuốc vào miệng nuốt chửng cho tôi xem rồi động viên tôi uống.

Tôi không hề biết rằng, H lại là một tên buôn người. Một hôm, H tỏ vẻ bí mật nói sẽ dẫn tôi đến chơi một nơi rất đẹp. Tôi hỏi đi đâu thì anh ta nói đến que hương của Bao Công. H nói chúng tôi sẽ đi tàu đến đó, chỉ mất hơn một ngày là đến nơi thôi. Anh ta còn không quên dặn tôi không được nói với bố mẹ là ra ngoài chơi với anh ta, nếu không bố mẹ tôi sẽ không cho tôi đi. Tôi về nhà, lấy mấy bộ quần áo rồi dặn em họ nói với mẹ là tôi đến chơi nhà một người bạn học, vài hôm nữa sẽ về.

Nhưng đến khi tàu lăn bánh, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng và òa khóc nức nở. H ra sức dỗ dành tôi, còn mua rất nhiều quà vặt cho tôi nữa. Đi càng xa tôi lại càng thấy nhớ mẹ. Nhưng H cứ dỗ dành tôi rằng nơi đó rất vui, rât thú vị, khiên cho tôi vô cùng xao xuyến, hồi hộp. Tôi nghĩ: Mình đã không mất tiền, lại còn được đi chơi, thế thì còn gì bằng!

Tàu chạy thâu đêm. Sáng hôm sau, H dẫn tôi xuống tàu, đó là một nhà ga rất nhỏ. H nói sẽ có bạn anh ta đến đón chúng tôi, sau đó chúng tôi sẽ phải chuyển xe đi tiếp. Phải đợi rất lâu mới có ba người đi đến. Chúng tôi cùng vào một quán nhỏ ăn cơm, H liên tục gắp thức ăn cho tôi. Ăn xong, chúng tôi lên một cái ô tô cũ để đi tiếp. H nói đây là xe của bạn anh ta. Tôi ngồi lên hàng ghế trên, còn anh ta và mấy người kia thì ngồi ở phía sau. Chiếc xe lăn bánh trên đường, tôi hoàn toàn không chút nghi ngờ, nên đã nhắm mắt lại và đánh một giấc ngon lành. Trên đường đi, dường như xe có dừng lại vài lần, nhưng tôi cũng không để ý cho lắm. Mãi cho đến khi có người kéo tôi xuống khỏi xe, nói là đến rồi, tôi mới mở to mắt nhìn, lẽ nào đây chính là nơi mà H nói sao? Đây rõ ràng là một vùng nông thôn mà!

Xuống xe, tôi vội vã nhìn quanh tìm H, nhưng không thấy anh ta đâu nữa. Tôi hốt hoảng hỏi những người khác thì họ nói, H đã bán tôi với giá ba nghìn nhân dân tệ và bỏ đi rồi. Tôi hoảng sợ vô cùng, chân tay run rẩy, ngồi phịch xuống nền đất. Hóa ra tôi đã bị H lừa bán đi…

Người mua tôi là một nông dân ngoài ba mươi tuổi. Tôi khóc lóc van xin anh ta hãy thả tôi về nhà, tôi cam đoan là bố tôi sẽ trả lại anh ta ba nghìn nhân dân tệ. Nhưng anh ta không tin tôi. Tôi cầu xin những người dân đang tò mò đứng xem xung quanh, nhưng chẳng có ai đồng lòng trước hoàn cảnh của tôi. Tôi chỉ nhận được một vài ánh mắt thông cảm của những đứa trạc tuổi mình.

Người nông dân quê mùa kia trở thành “chồng” của tôi. Những tổn thương mà tôi phải chịu đựng trong thời gian này làm cho tôi vô cùng đau đớn. Lúc ra ngoài, anh ta thường khóa trái cửa, nhốt tôi ở trong phòng. Tôi ngó ra ngoài cửa sổ, hét to để kêu cứu. Nhưng không có ai đến giúp tôi cả. Lúc này tôi chỉ có một tâm niệm duy nhất là có thể trở về nhà gặp lại bố mẹ thân yêu của mình.

Đang là kì nghỉ hè nên lũ học sinh trong thôn đều được nghỉ ở nhà. Hình như họ cũng bằng tuổi tôi nên thường xuyên chạy tới trước cửa sổ thăm tôi. Tôi cầu xin những người bạn này hãy giúp tôi viết cho bố mẹ tôi một bức thư, bảo bố mẹ tôi hãy tới cứu tôi, nhưng không ai dám làm như vậy. Họ chỉ biết an ủi tôi rằng lâu dần tôi sẽ quen thôi! Tôi vô cùng tuyệt vọng, khóc lóc, và nói với họ rằng tôi đã thi đõ vào một trường trung cấp sư phạm, tôi sắp phải nhập học rồi. Cũng có một vài người rớt nước mắt vì thương tôi, nhưng khi tôi cầu xin họ hãy giúp tôi, đồng thời đọc địa chỉ và số điện thoại gia đình tôi cho họ thì lại không có ai dám giúp vì sợ sẽ bị bố mẹ đánh.

Trong lúc tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng thì cảm ơn Thượng đế, tôi đã được cứu rồi! Đó là một đêm tối như bưng, có người mở cửa phòng tôi. Hai người mở cửa đó mặc quần áo bình thường, họ hỏi tên của tôi rồi giục tôi mau đi theo họ, bởi họ chính là công an đến để cứu tôi. Tôi không tin thì hai người này liền lấy thẻ cảnh sát từ trong túi ra đưa tôi xem. Tôi liếc qua thì thấy đúng hai người đó là cảnh sát thật. Thế là tôi liền vui mừng đi theo họ. Họ kéo tôi chạy thật nhanh. Nhưng chưa kịp chạy ra khỏi thôn thì những người trong thôn đã hò nhau đuổi theo chúng tôi. Một người cảnh sát bế xốc tôi lên và chạy như bay đến chiếc xe cảnh sát đỗ phía trước. Chiếc ô tô nhanh chóng chuyển bánh, bỏ lại đám đông chưng hửng ở phía sau.

Cảnh sát cho tôi nghỉ ngơi trong một nhà nghỉ yên tĩnh đồng thời liên lạc với bố mẹ đến đón tôi về. Có hai chị lạ mặt đến thăm tôi. Nghe cảnh sat nói họ là người đã báo công an vụ việc của tôi. Một số học sinh trong thôn đồng cảm với cảnh ngộ của tôi, trong đó có một bạn là thính giả trung thành của chương trình phát thanh mà hai chị dẫn chương trình. Bạn học sinh đó đã viết cho hai chị một bức thư, kể đầu đuôi câu chuyện của tôi. Hai chị đọc thư xong lập tức tới báo công an. Tôi vô cùng biết ơn hai chị dẫn chương trình nhân hậu này, còn cả bạn học sinh tốt bụng kia nữa. Chỉ đáng tiếc là tôi không biết tên của bạn ấy. Cả cuộc đời này tôi sẽ ghi sâu công ơn của họ trong lòng.

Tôi trở về nhà, trừ bố mẹ ra, không ai biết chuyện đau đớn này của tôi. Tôi không biết giờ đây liệu mình có thể thẳng thắn đối diện với cuộc sống hay không? Chỉ biết rằng, tôi đã có một bài học đau đớn nhớ đời. Tôi hy vọng các bạn nữ sẽ rút được kinh nghiệm từ bài học xương máu này của tôi, luôn cảnh giác để không bị mắc lừa.

Tôi từng nhận được rất nhiều lá thư của các bạn nữ, oán trách bố mẹ quản lí quá chặt. Không biết sau khi đọc xong lá thư của FXL, họ có còn cho rằng những lời cằn nhằn và nhắc nhở của mẹ là thừa thãi, vô ích nữa hay không? Các bà mẹ thường nhắc nhở con gái rằng: Không được kết bạn lăng nhăng; không được ngủ đêm ở ngoài; không nên cho rằng người ta đối xử tốt với mình là hoàn toàn vô tư; không nên quá tin tưởng vào người lạ… Nếu như mẹ của FXL có căn dặn những điều này, và FXL cũng ghi nhớ những điều căn dặn này trong lòng thì có lẽ bạn đã không rơi vào cảnh ngộ đó.

Đối với FXL, sự việc đó giờ đã trôi vào quá khứ. Ngoài việc giúp đỡ cảnh sát tìm ra kẻ phạm tội thì tất cả những gì liên quan đến sự việc này bạn nên cho vào dĩ vãng. Giống như khi đi đường, chẳng may bạn vấp ngã, mặc dù rất đau nhưng chẳng mấy chôc cảm giác đau cũng sẽ qua đi. Bạn không cần phải nhắc lại những chuyện này với mọi người xung quanh, cảm thấy thế nào thì bạn làm như vậy. Sau khi rút ra được bài học kinh nghiệm, bạn nên để sự hối hận lùi xa vào dĩ vãng. Những người từng phải chịu giày vò và đau khổ vẫn có quyền có được một tương lai tươi đẹp như bao người khác!


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.