Bạch Cốt Lâm

Chương 9: Chương 9: Phóng Tí Công




- Cứu cứu mạng! Cứu mạng!

Tiếng kêu cứu gấp gáp vang lên trong khu rừng thưa Theo tiếng kêu cứu nhìn thấy trong khu rừng thưa. một con suối rộng chừng hơn trượng. Bên bờ phía nam có một thiếu niên mười lăm, mười sáu tuổi, đầu tóc rối bời, mặt mũi lem luốc, quần áo rách rưới ngồi trên bờ. Hai nách gã đang kẹp chặt đôi chân vừa to vừa ngắn.

Trên mặt nước, một cái bụng to như bụng trâu chửa nổi lềnh bềnh, như chứa đầy nước bên trong.

Người này chân bị gã thiếu niên kẹp chặt, bụng nổi lên trên mặt nước nhưng đầu vẫn chìm dưới suối. Thì ra hắn nhảy xuống suối tự vẫn nào ngờ được thiếu niên phát hiện cứu lên. Nhưng đối phương thân hình to lớn gã thiếu niên thể lực yếu ớt nên kéo được nửa chừng không kéo lên nổi nữa. Không may bị trượt chân té ngồi xuống đất, gã hoảng kinh khóc ròng kêu cứu liền liền Thật may cho gã. vừa lúc kêu cứu mấy tiếng, bỗng thấy một bóng người như làn khói nhạt, nhanh như cơn gió nháy mắt đã đến bên bờ suối. Thấy có người xuất hiện, gã thiếu niên vội kêu lớn :

- Đại ca! Đại ca làm ơn cứu giùm...

Người vừa xuất hiện không ai khác hơn là Long Bình vừa thoát khỏi tay Bách Hoa bà bà đêm trước.

Một ngày một đêm cắm cổ chạy thục mạng, đã cách xa Hoàng Sơn mấy trăm dặm đường. Vừa nghĩ chân nơi cánh rừng thưa. dựa gốc cây ngủ gà ngủ gật bỗng nghe tiếng hô hoán kêu cứu vội chạy tới.

Gã thiếu niên rách rưới dường như còn quá nhỏ không biết ứng phó, cứ ôm chặt hai chân của người bị nạn kêu cứu không lo kéo đầu người ta lên khỏi mặt nước, làm như vậy hóa ra hắn giết hại người ta chứ đâu phải cứu người.

Long Bình thấy tình thế không dám chần chừ, lướt người trên mặt nước nắm lấy một chân nạn nhân, sẵn đà kéo hắn bay lên, lúc còn ở trên không chàng đã nhẹ nhàng đỡ lấy lưng nạn nhân, từ từ đáp xuống tiện tay đặt hắn nằm xuống đất.

Long Bình chú mục nhìn nạn nhân đó là một lão già trạc thất tuần, râu tóc bạc trắng, mặt đầy những nếp nhăn hằn sâu, mặt mũi đều tím ngắt, hơi thở cũng không còn.

Long Bình áp tay vào ngực áo, vẫn nghe tiếng đập "thình thịch" nho nhỏ chứng tỏ tâm mạnh chưa dút, còn có thể cứu sống.

Thời gian ở Bạch Mã hồ chàng cũng học được cách cấp cứu người ngợp nước, không do dự chàng xốc lão già dậy đặt lên lưng, áp chặt hai tay lão lên vai, lập tức khom người xuống cho bụng lão ép mạnh vào lưng chàng. Lão già lập tức thổ ra từng ngụm nước lớn !

Nhưng dường như chàng ép mạnh quá. nước phun ra bắn mạnh vào gáy chàng làm ướt hết mình mẩy đồng thời cảm thấy đau nhói sau gáy. Long Bình cảm thấy hơi bực mình nhưng đã cứu người thì phải cứu đến nơi đến chốn không lẽ làm nửa chừng rồi thôi.

Không ngờ đã qua khỏi một khoảng thời gian ăn hết bữa cơm mà nước trong bụng lão già cứ phun ra không dút, ngược lại càng lúc bắn ra càng mạnh, làm gáy Long Bình càng lúc càng đau đớn hơn.

Một điều lạ kỳ nữa nước chảy ra càng nhiều lão già trên lưng càng nặng! Lúc đầu Long Bình cứ ngỡ đứng lâu mỏi nên mới có cảm giác như vậy, nhưng khi nhìn xuống chân thấy hai chân lún sâu xuống đất.

Long Bình hoảng vía. biết đã gặp chuyện bất thường vội buông tay lòn người ra ngoài bỏ mặc thân thể lão già Nguyên thân thể lão già đang ở thế cong, Long Bình lòn ra ngoài làm đầu với chân tay chạm đất, lật ngang một cái tứ chi chổng lên trời, ngã ngửa bụng ra.

Định thần nhìn lại, chiếc bụng to như trâu chương của lão vẫn như cũ, không hề thấy nhỏ đi chút nào.

Long Bình cảm thấy kinh dị khôn tả. lẽ nào bụng lão không phải chứa nước? Vậy thì nước lão phun ra nãy giờ ở đâu ra?

Long Bình không ngăn nổi quan sát kỹ chiếc bụng khổng lồ to tròn như trái cầu da của lão, trong đầu chàng bỗng loé lên một tia sáng, chuyển động linh cơ, chàng cất tiếng cười sang sảng nói :

- Tiền bối ! Còn chưa chịu thua sao?

Chỉ một câu nói của chàng như tiên đơn trị được lão già đang nằm bất động bỗng bụng lão run lên mấy lượt Thoắt cái Long Bình chưa kịp nhìn đã thấy lão già như u linh đứng trước mặt rồi.

Chỉ thấy tứ chi lão thô kệch ngắn ngủn, gần như không có cổ, lão đứng mà cao chưa tới ngực Long Bình. Cả người lão nổi lên chỉ có cái bụng to quá cớ, ngoài chiếc bụng ra tay chân ngắn không đầy hai thước Lão ưỡn chiếc bụng to phè dính vào người Long Bình, dạo cặp mắt ti hí nói:

- Khá lắm! Phí hết tâm cơ vẫn bị ngươi bức lão phu không đánh rắm không được !

Thì ra lão già bụng bự này là người đánh cược một cái rắm đổi lấy đầu của Long Bình.

Hôm ấy trong rừng, Long Bình chỉ nhìn thấy một quả cầu thịt xớt ngang qua chạm chưởng với chàng ba lượt Nhưng chàng thì không thể tin nổi một người lại không có tay chân. Nên trong lòng thắc mắc cứ ghi nhớ mãi dáng dấp quái dị của lão.

Không ngờ lúc nhìn thấy lão ngửa dưới đất chỉ thấy mỗi cái bụng với một cánh tay và chân. Cánh tay còn lại bị cái bụng bự che khuất. Nhu vậy lúc nhìn thoáng qua không phải cả thân hình lão giống như một quả cầu thịt sao? Chợt động linh cơ buột miệng nói bừa không ngờ buông tên trúng đích, đoán ngay ra lão.

Long Bình thối lui một bước ôm quyền thi lễ, nói :

- được bái kiến tôn nhan, vãn bối thật vạn hạnh, chuyện đã qua xin tiền bối đừng cố chấp !

Long Bình tiếng nói như vạy là đủ giữ lễ với bậc trưởng thượng nào ngờ vừa dút lời bỗng nghe lão hét như sấm:

- Cái gì? Tiểu tử ngươi dám giỡn mặt với lão phu?

Ngươi coi Đại Đồ Tiên này là hạng người nào?

Long Bình biết lão Đại Đồ Tiên (ông tiên bụng bự) này cũng là phong trần dị nhân như lão hòa thượng chàng từng gặp ở Hoàng Sơn dạo trước nên không dám thất lễ, vội nói:

- Không dám! Không dám! Vãn bối nào có gan trời như vậy, chỉ có điều không muốn tiền bối phải khó xử vậy thôi Đại Đồ Tiên vẻ mặt không vui nói :

- Khó xử? Hừ, làm gì có chuyện khó xử! Tửu Hồ Lô, ngươi lại đây hỏi hắn muốn bao nhiêu cái, ngươi làm thử cho hắn nghe!

Long Bình giật mình, không lẽ người ta muốn "hạ phong" (đánh rắm) bao nhiêu cái cũng được sao?

Chỉ thấy gã thiếu niên rách rưới lúc nãy bước tới, tươi cười hỏi:

- Đại ca muốn nghe bao nhiêu cái?

Long Bình thấy một già một trẻ người nào tính tình cũng khoáng đạt, lại có tính hoạt kê, nhất thời tính trẻ con sống dậy, cười lớn nói:

- Xin huynh đệ cho nghe thử mười cái !

Tửu Hồ Lô nhăn mặt như khỉ nói:

- Mười cái thôi ! ít vậy, cho đại ca thêm mười cái !

Dứt lời chỉ thấy Tửu Hồ lô phùng má. lập tức nghe "bùm, bùm, bùm... " Hắn làm một hồi, không hơn không kém, đúng hai mươi cái. Đặc biệt cái nào cái nấy kêu lớn rõ giống như y nhau, Long Bình kinh ngạc, không ngờ thế gian có nhiều chuyện lạ lùng vậy?

Bỗng nghe Đại Đồ Tiên nói :

- Tửu Hồ Lô! Gần năm nay không gặp, công lực ngươi tinh tiến nhiều!

- Ủa! "Hạ phong" cũng là một loại nội công?

Bỗng nghe Tửu Hồ Lô cười nói:

- Sư thúc! Thổ Đàm Tử võ công còn tinh tiến hơn tiểu diệt nhiều Đại Bồ Tiên hỏi:

- Còn Thượng Văn, Diêm Quán với Mật Bình Nhi?

Tửu Hồ Lô nói:

- Ba người này không hơn được tiểu diệt nhưng cũng không kém hơn !

Lúc này Long Bình mới tỉnh ngộ thì ra một già một trẻ là sư thúc diệt Nhưng họ nói tới Thổ Đàm Tử (hũ giấm), Mật Bình Nhi (bình mật), Thượng Văn (chén gừng), Diêm Quán (hũ muối) chẳng nhẽ lại là tên người?

Nếu thật sự như vậy thì chắc sư phụ họ phải là một đầu bếp cừ khôi, không phải thì ai lại đặt tên cho chúng đệ tử lạ lùng vậy !

Tâm niệm chưa dút, bỗng nghe Đại Đồ Tiên nói :

- Tiểu tử ngồi xuống đây. Đã thua cuộc đành phải mang công phu đánh rắm này truyền cho ngươi chứ biết làm sao?

Long Bình nghĩ thầm:

"Thì ra cái đánh rắm mà lão đem ra đánh cuộc cũng có giá trị như vậy. Có điều công phu này nếu chỉ để thị uy chơi thì ta cũng không cần học." Long Bình chưa kịp trả lời đã thấy Đại Đồ Tiên trừng mắt nói:

- Sao? Ngươi dám xem thường công phu của lão?

Tửu Hồ Lô ngồi bên cạnh lập tức tiếp lời:

- Ngồi xuống đi! Đây là hồng phúc của đại ca đó, biết bao nhiêu người muốn học mà đâu có được.

Tửu Hồ Lô không nói còn khá. lời nói gã chạm đến ngạo khí Long Bình, nhưng chàng vẫn thủ lễ nói :

- Sư môn vãn bối nghiêm cấm học võ công phái khác, xin tiền bối rộng dung!

Chàng vừa dút lời, bỗng thấy cổ tay bị nắm chặt, Long Bình thất kinh hồn vía. không biết lão ra tay lúc nào.

Hôm trước kinh đấu với Bách Hoa bà bà chàng tự biết võ công của mình không đến nỗi kém, không ngờ chưa kịp thấy đối phương ra tay thế nào mà mạnh môn huyệt đã bị chế ngự rồi. Long Bình vừa định giở thế dĩ công vi thủ, bỗng thấy chân khí tản mác hết, toàn thân mỏi mệt rả rời không vận được chút công lực nào, giống như người không biết võ công vừa qua cơn bạo bệnh.

Đại Đồ Tiên buông tay nói với Tửu Hồ Lô :

- Hắn đã không muốn học thì ta đi vậy.

Long Bình tưởng lão chỉ trừng trị chàng tội chê võ công của lão thôi, khi buông tay chắc có thể khôi phục lại như thường, nào ngờ lão vừa buông tay chàng như đứng không vững, cố lắm mới khỏi té nhào ra đất.

Long Bình kinh hãi hồn phi phách lạc vội kêu lớn :

- Lão tiền bối! Lão tiền bối! Xin tha tội tiểu bối vô tri mạo phạm đến người...

Đại Đồ Tiên quay đầu lại:

- Không nói lôi thôi, ngươi có muốn học hay không?

Long Bình vốn tính kiên cường, càng bức hiếp càng không phục, chàng muốn phản kháng. Nhung tình thế trước mắt ở chốn thâm sơn cùng cốc, võ công mất hết nếu còn cứng đầu chờ lão đi rồi thì biết ai tiếp cứu?

Long Bình nghĩ thầm:

"Giờ ta cứ làm như chịu học, chờ công lực phục hồi thì học hay không còn do Long Bình này, lão dạy mặc lão ta không luyện thì lão làm gì được?" Nghi xong liền nói:

- Tiền bối! Vãn bối chịu học rồi!

Đại Đồ Tiên cười nói:

- Kỳ thực ngươi muốn không học cũng không được! Bởi ngươi đã bị ta dùng Phóng Tí (đánh rắm) Công xuyên đủ bách huyệt, nếu ngươi không luyện vĩnh viễn không thể phục hồi công lực.

Long Bình nghe xong xuất hạn mồ hôi.

Trời chập choạng tối, Đại Đồ Tiên đem khẩu quyết luyện công truyền thụ cho Long Bình. Lão chỉ nói qua một lượt, Long Bình đã thuộc làu. Đại Đồ Tiên không tin bảo chàng đọc lại, Long Bình đọc một hơi không sót chữ nào. Đại Đồ Tiên vẫn chưa tin nói chuyện khác một hồi rồi bảo chàng đọc lại, Long Bình vẫn đọc không sót một chữ.

Đại Đồ Tiên vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ nói :

- Hay lắm! Phóng Tí Công của sư môn ta chắc phải nhờ ngươi phát dương trong chốn giang hồ! Bây giờ ngươi bắt đầu luyện tập được rồi, trong một khắc thấy công hiệu.

Long Bình chiếu theo khẩu quyết, bắt đầu luyện công, nháy mắt chân khí lập tức tề tựu nơi đan điền, nhưng bỗng thấy hậu môn nhột nhạt không nhịn được làm luôn mấy tiếng "bùm, bùm, bùm... " Tuy mùi khó ngửitràn ngập không gian, nhưng cảm thấy sảng khoái dị thường, thậm chí chàng có cảm giác như từ bé đến giờ chưa từng được sảng khoái như vậy, công lực bất giác cũng phục hồi quá nửa.

Long Bình cả mừng quên mất điều chàng nghĩ lúc nãy, thế là chàng tiếp tục luyện, nhưng cứ mỗi lần chân khí kinh qua "Bách Hội huyệt" thì y như rằng không nhịn được làm luôn một tràng. Làm Long Bình dở khóc dở cười.

Môn công phu mà Đại Đồ Tiên gọi đùa là "Phóng Tí Công" nguyên tên gọi Bách Hội Công, đây là môn công phu đặc dị khác hẳn với các loại nội gia công phu thông thường. Có điều muốn luyện môn này phải có căn bản nội công trước. Căn cứ vào nội công cao thấp mà mức thành công của Bách Hội công cao thấp khác nhau, nhưng trước khi hai môn công phu hòa lẫn vào nhau, để phát huy công hiệu thì phải đánh rắm luôn mấy hồi nên Đại Đồ Tiên mới đặt tên là "Phóng Tí công." Lại nghe Đại Đồ Tiên nói:

- Hậu sinh khả uý! Hậu sinh khả uý! Ngươi ngoan ngoãn ngồi đây luyện tiếp, luyện đến khi chân khí kinh qua Bách Hội huyệt mà không còn đánh rắm nữa thì công phu đạt thành. Hẹn gặp ngươi ở Thủy Long Đàn Thanh Long Giáo.

Cả một đêm luyện tập miệt mài không nghỉ ngơi, đến rạng đông hôm sau, Long Bình quả nhiên luyện đến mức chân khí kinh qua Bách Hội huyệt mà không buồn đánh rắm nữa nhưng mồ hôi tanh tưởi xuất hạn dầm dề.

Đang lúc hưng phấn, chàng nhảy xuống suối vùng vẫy một hồi, sau đó tiếp tục lên đường.

Chàng vừa cất bước bỗng phát hiện thấy có kẻ rình rập theo sau.

Trong lòng hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn làm như không hay biết, bước chân chậm hơn cũng không nhanh hơn cứ như vậy tiến bước.

Long Bình vừa đi vừa nghĩ:

"Kẻ này là ai? Không lẽ Đại Đồ Tiên với Tửu Hồ Lô? Hay là người của Bách Hoa Giáo?" Thoáng chốc đã ra khỏi rừng thưa.

Bỗng Long Bình đưa tay lên ngực áo kêu lớn :

- Ủa! Sao đâu mất rồi?

Dứt lời vội vàng quay người chạy trở vào rừng, thoáng chốc đã đến bờ suối, chàng nhìn chỗ nọ ngó chỗ kia như đang tìm kiếm vật gì.

Nhưng tìm cả buổi vẫn không tìm được cái gi, Long Bình vẻ mặt vô cùng thất vọng.

Tìm nơi bờ suối không thấy, Long Bình đành quay sang tìm theo dọc đường.

Chờ chàng đi khuất, bên bờ suối xuất hiện một thư sinh chừng hai mươi tuổi, thân hình cao gầy, tay phe phẩy quạt phong tư cốt cách phi phàm.

Gã thư sinh này thoạt nhìn yếu ớt như không chịu nổi một con gió, nhưng gã đi lại nhanh nhẹn vô cùng.

Dường như gã giám sát Long Bình lâu lắm rồi, chờ chàng đi khỏi là gã lập tức xuất hiện, cứ mấy chỗ Long Bình sơ suất bỏ sót gã vạch tìm kỹ lưỡng. Nhưng vạch tìm hồi lâu gã vẫn không phát hiện ra vật gì.

Gã thư sinh đang ngạc nhiên nhìn quanh, bỗng nghe sau lưng có tiếng kêu lớn:

- Đại ca! Đại ca tìm gì vậy?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.