Thiết Huyết Đại Minh

Chương 392: Q.1 - Chương 392: Kỵ Binh Doanh




- Báo cáo!

Vương Phác đang cùng Liễu Khinh Yên, Liễu Như Thị bàn bạc về vấn đề dung hợp chủng tộc, ở ngoài bỗng vang lên âm thanh vang dội của Đường Thắng. Đường Thắng vừa mới trở về từ Sơn Hải Quan.

Vương Phác quay đầu lại đáp:

- Vào đi.

Trong tiếng bước trầm trọng đều đặn, Đường Thắng thân hình cao lớn hiên ngang bước vào đại sảnh, chào Vương Phác theo nghi thức quân đội, cất cao giọng nói:

- Kính chào!

Sau khi chào lại bằng nghi thức quân đội giống như vậy, Vương Phác hỏi:

- Đường Thắng, phía bên Sơn Hải Quan có gì không?

Đường Thắng nói:

- Hồi bẩm Hầu gia, không có gì cả.

- Phòng ngự của Sơn Hải Quan đã sắp xếp xong xuôi chưa?

- Đều đã sắp xếp ổn thỏa rồi.

- Ừm.

Vương Phác hài lòng gật gật đầu, lại nói:

- Có biết lần này triệu ngươi về Bắc Kinh là vì chuyện gì không?

Đường Thắng lắc lắc đầu, giọng ngây ngô đáp:

- Ty chức không biết.

Vương Phác tiến lên vỗ vỗ lên bả vai Đường Thắng, nói:

- Kể từ hôm nay bắt đầu là Tổng đốc Bắc Trực rồi, chỉ huy ba doanh quân Trung Ương đóng ở Bắc Trực. Nhiệm vụ của ngươi là bảo vệ các hành tỉnh Bắc Trực, ngăn chặn Kiến Nô và Thát Tử xâm chiếm, lúc cần thiết còn phải phối hợp với đội bảo an Bắc Trực thực hiện hành đồng quân sự đối với Kiến Nô hoặc Thát Tử.

- Vâng.

Đường Thắng đạp một chân cái huỵch, hưng phấn đáp:

- Đa tạ Hầu gia ưu ái.

Cùng với sự lớn mạnh của quân Trung Ương, và sự nâng cao địa vị của Vương Phác, những cấp dưới ngày xưa theo Vương Phác lăn lộn cũng dần được đề bạt. Sau Mặt Sẹo đảm nhiệm chức Đề đốc Sơn Đông, Triệu Tín đảm nhiệm chức Đề đốc Hồ Quảng, Đường Thắng cũng được Vương Phác bổ nhiệm làm Đề đốc Bắc Trực, chính thức trở thành Đại tướng biên cương của Đại Minh triều.

Ngoài ra, cơ cấu quân chính của Đai Minh triều cũng dần biến đổi, Tuần phủ, Vệ sở chế cũ xưa đang dần phai nhạt trên vũ đài lịch sử, thay vào đó là cơ chế Tổng đốc, Đề đốc hoàn toàn mới. Tổng đốc là trưởng quan cao nhất một tỉnh, có quyền lực quân chính ở địa phương, nhưng Đề đốc không chịu sự tiết chế của Tổng đốc, chỉ chịu sự tiết chế của Thống Soái Bộ của quân Trung Ương.

Bởi vì Đề đốc thống lĩnh quân Trung Ương, mà không phải là đội bảo an địa phương.

Cơ cấu quân chính như vậy cũng là nhờ Vương Phác chuẩn bị trong thời gian dài mới dần dần hình thành. Cơ cấu như thế có thể đảm bảo sự khuếch trương và xâm lược của dân tộc Đại Hán đối với bên ngoài một cách khá lý tưởng, đồng thời cũng sẽ không hình thành cục diện quân phiệt cát cứ ở các tỉnh cùng với hành tỉnh sau này được thu nạp vào sự thống trị của Đế Quốc.

Bởi vì Tổng đốc các tỉnh có được toàn bộ quyền quân chính ở địa phương, chẳng những quản lý chính vụ tiền lương của một tỉnh, còn quản lý vũ trang đội bảo an của một tỉnh. Dưới sự thúc đẩy của Sát Hồ lệnh, Tổng đốc địa phương có thể điều phối tiền lương vũ lực nội trong khu vực một cách hữu hiệu, liên tục không ngừng tiến hành khuếch trương hoạt động xâm lược đối với ngoại tộc.

Sự tồn tại của quân Trung Ương ở các tỉnh cung cấp chi viện vũ lực cho Tổng đốc đối với địa phương, đồng thời lại có thể khiến cho Tống đốc địa phương có dã tâm khiếp sợ.

Vì phòng ngừa Tổng đốc địa phương lôi kéo Đề đốc đóng quân ở các tỉnh cắt đất xưng vương, đồng thời cũng là vì phòng ngừa Đề đốc các tỉnh và Tổng đốc địa phương cấu kết hình thành cục diện quân phiệt cát cứ, tương lai sau khi thống nhất Đại Minh, Vương Phác sẽ còn dùng quy chế thay đổi luân phiên đối với quân Trung Ương và Đề đốc của các tỉnh. Cách mỗi ba năm hoặc năm năm quân trú đóng và Đề đốc ở các tỉnh phải tiến hành thay quân.

Cùng lúc đó, Nam Bắc Nhị Kinh còn phải duy trì một số lượng tương đối lực lượng quân Trung Ương thường trực, tổng binh lực không được thấp hơn năm mươi vạn người, phải hình thành ưu thế vũ lực tuyệt đối đối với các tỉnh nằm dưới sự thống trị của Đế Quốc Đại Minh. Một khi có một tỉnh nào đó nổi dậy đòi độc lập, chính phủ Trung Ương có thể nhanh chóng dập tắt trong thời gian ngắn.

Lúc Vương Phác còn sống, lực lượng vũ trang quân Trung Ương thường trực này đương nhiên là nắm trong tay Vương Phác.

Nhưng cơ bản là Vương Phác cũng nghĩ nhiều đến việc sắp xếp lực lượng quân sự sau khi mình chết, đó chính là thực hiện một loại chế độ giống với hội nghị tham mưu trưởng, phân tán toàn bộ quyền lực của Thống Soái Bộ quân Trung Ương. Quân Trung Ương không thiết lập Thống Soái tối cao nữa, quân vụ thường nhật đều do Tổng tham mưu trưởng được tuyển chọn ra từ hội nghị Tham mưu trưởng. Quyền lực của Tổng tham mưu trưởng chịu sự chế ước của hội nghị liên tịch. Điều đó là cần thiết, hội nghị liên tích có thể giải trừ chức vụ của Tổng tham mưu trưởng bất cứ lúc nào.

Biên chế của quân Trung Ương cao nhất vẫn là doanh, trên doanh không có biên chế cao hơn. Điều này là để đảm bảo sự khống chế tuyệt đối của Vương Phác đối với quân Trung Ương, hoặc là nói là để đảm bảo sự khống chế tuyệt đối của hội nghị liên tịch Tham mưu trưởng sau khi Vương Phác chết. Bởi vì nhờ có số lượng quan quân cấp doanh trong quân Trung Ương, cho dù là một hoặc vài quan quân nào đó có vấn đề, cũng chỉ có thể khống chế số ít quân đội, không thể nào khơi dậy sóng gió quá lớn, càng không thể lật đổ sự thống trị của Đế Quốc.

Nếu như gặp đại chiến, chỉ cần triệu tập quân Trung Ương của vài thậm chí mấy mươi doanh tham chiến, quan chỉ huy được chọn từ thành viên của hội nghị liên tịch. Một khi đại chiến chấm dứt, quan chỉ huy liền giao ra quyền chỉ huy một cách vô điều kiện, các doanh quân Trung Ương thì trở lại trong quân doanh Nam Bắc Nhị Kinh như cũ.

Bởi vì giữa quan chỉ huy và tướng sỹ các doanh của quân Trung Ương chỉ có quan hệ chỉ huy và cấp dưới. Khi bình thường không cùng sinh sống huấn luyện ở một chỗ, cho nên đối tượng trung thành của tướng sỹ quân Trung Ương chỉ có thể là Đế Quốc Đại Minh, mà không phải là một quan chỉ huy nào đó. Điều này có thể tránh được tình trạng một quan chỉ huy nào đó có dã tâm bừng bừng trở thành đại quân phiệt bằng cách khống chế quân Trung Ương, cuối cùng trở thành uy hiếp đối với cơ cấu thống trị của Đế Quốc Đại Minh.

Đương nhiên, nếu muốn cơ cấu quân sự kiểu như hội nghị liên tịch Tham mưu trưởng thế này có thể vận hành thuận lợi, còn phải cò một điều kiện tiên quyết, đó chính là Đế Quốc Đại Minh phải có được cơ cấu hành chính vững vàng! Nếu thiếu một cơ cấu hành chính vững vàng, cơ cấu quân sự do Vương Phác nghĩ ra sẽ hoàn toàn trở thành xây lâu đài trên không.

Làm thế nào để hình thành một cơ cấu hành chính mới vững vàng trên cơ cấu hành chính của Đại Minh hiện tại, Vương Phác lại chưa nghĩ ra, nhưng điều hắn thiên về vẫn là chế độ quân chủ lập hiến, vừa giữ lại chế độ Đế Quốc của Đại Minh triều, vừa giữ lại huyết mạch hoàng thất Chu gia, nhưng cơ quan quốc gia không nằm trong tay Hoàng Đế nữa, mà nhất định phải nắm giữ trong tay Nội các.

Tuy nhiên, tất cả những điều này đều vẫn là suy nghĩ bước đầu của Vương Phác, khoảng cách đến hiện thực vẫn còn sớm.

Dù sao thì hiện tại loạn trong giặc ngoài của Đế Quốc Đại Minh vẫn chưa hoàn toàn dọn dẹp. Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành còn cắt đất xưng vương ở Tứ Xuyên, Thiểm Tây. Tên đại Hán gian Ngô Tam Quế cũng vẫn đang tác oai tác quái ở Sơn Tây. Hơn nữa Vương Phác cũng vẫn chưa đến ba mươi tuổi, cách tuổi xế chiều vẫn còn lâu lắm, Vương Phác có đầy đủ thời gian đến chậm rãi tiến hành.

Năm Long Vũ nguyên niên (khoảng năm 1644) trung tuần tháng mười hai, ba Hỗn Thành doanh từ Nam Kinh được điều lên phía bắc đã đến ngoại thành Bắc Kinh.

Sau khi giao phòng ngự Bắc Trực cho Đề đốc Bắc Trực tân nhậm Đường Thắng, Vương Phác lập tức dẫn chủ lực quân Trung Ương khởi hành nam hạ, đi qua phủ Đại Danh đi vào nội cảnh tỉnh Hà Nam, vì mặt sông đóng băng, đường thủy không thể đi nên trấn hải thủy sư của Thi Lang không thể không tạm thời ở lại Bắc Kinh, thuận tiện hiệp trợ Đường Thắng ổn định phòng ngự Bắc Trực.

Lúc này chủ lực của quân Trung Ương vẫn là ba quân nhu doanh, ba Hỏa Thương doanh cùng với một Pháo doanh. Bởi vì Hỗn Thành doanh của Mặt Sẹo và Hỗn Thành doanh của Đường Thắng đã trở về Phúc Kiến, nên ba Hỗn Thành doanh được phái đến đóng quân tại Bắc Trực cùng với hai Hỗn Thành doanh được phái đến đóng quân ở Sơn Đông đều là mới được điều đến từ Nam Kinh, không phải là binh lực điều động từ quân Trung Ương.

Lúc Vương Phác dẫn theo chủ lực quân Trung Ương thẳng tiến về Hà Nam, quân Hà Nam do Hồng nương tử suất lĩnh đang lâm vào nguy cơ bùng phát nội chiến.

Từ lúc trở về Khải Phong, Hồng nương tử cũng đã tuyên bố với toàn thể tướng sỹ nghĩa quân về quyết định của nàng, trong vòng hai tháng sẽ tiếp nhận cải biên của quân Trung Ương, thành lập kỵ binh quân Trung Ương tân biên từ doanh thứ nhất đến doanh thứ tám. Quyết định của Hồng nương tử không gây ra rối loạn quá lớn từ tướng sỹ nghĩa quân, tướng sỹ nghĩa quân rất bình tĩnh mà tiếp nhận quyết định này.

Đối với đại đa số tướng sỹ nghĩa quân mà nói, đây là kết quả nước chảy thành kênh, cũng có thể nói là kết quả khiến người khác phấn khởi.

Dù sao, sự dũng mạnh thiện chiến cùng với trang bị hoàn mỹ của quân Trung Ương sớm đa thâm nhập vào trong lòng tướng sỹ nghĩa quân, hơn nữa điều khiến tướng sỹ nghĩa quân vui mừng khôn xiết chính là quân hưởng ưu đãi của quân Trung Ương.

Tại quân Trung Ương, phàm là tân binh vừa nhập ngũ, hàng năm cũng có thể lạnh được hai mươi bốn lượng bạc quân hưởng, lão binh tròn một năm thì có thể lãnh được ba mươi sáu lượng quân hưởng, về sau mỗi năm lại tăng lên mười hai lượng. Nếu như có thể được đề bạt lên làm quan quân thì càng tốt, cho dù là tiểu đội trưởng cấp thấp nhất, quân hưởng hàng năm cũng có thể cao hơn mức cơ bản gấp mấy lần!

Còn có tiền thưởng sau khi thắng trận, hoặc là tiền an ủi người thân sau khi tử trận thì càng không cần phải nói. Tóm lại có thể trở thành một binh sỹ quân Trung Ương đã trở thành lý tưởng cao cả của tuyệt đại đa số thanh niên người Hán lúc bấy giờ, thậm chí ngay cả rất nhiều tú tài thi không đậu hoặc là đồng sinh (học sinh chưa thi tú tài) cũng bắt đầu hăng hái tòng quân.

Tuy nhiên, cũng không phải có cũng nguyện ý thay đổi lề lối đế gia nhập quân Trung Ương, trong đó đặc biệt là Lý Hổ, Lý Mâu cùng con cháu Lý thị là có mâu thuẫn nghiêm trọng nhất. Tuy rằng hiện tại Hồng nương tử là Thống soái tối cao của quân Hà Nam, nhưng trên căn bản mà nói quân Hà Nam vẫn là quân đội của Lý gia, nếu như bị quân Trung Ương thu biên rồi, vậy thì không còn liên hệ gì đến Lý gia nữa.

Là người đã nhận được lợi ích, con cháu Lý thị đương nhiên sẽ không muốn quân Hà Nam bị quân Trung Ương thu biên.

Trong khoảng thời gian gần đây, con cháu Lý thị do Lý Hổ cầm đầu liên tiếp triệu tập tướng lĩnh trong quân tiến hành cuộc họp bí mật, trong thành Khai Phong nhìn như gió yên sóng lặng, nhưng trên thực tế là sóng ngầm mãnh liệt.

Từ đủ loại dấu hiệu cho thấy, việc tuyên bố ra quyết định này quá sớm của Hồng nương tử là vô cùng không sáng suốt.

Bởi vì tuyên bố quá sớm này của Hồng nương tử, đã cho kẻ có tâm ma và thế lực bên ngoài có đủ thời gian để phản ứng, giúp cho bọn họ trong ngoài cấu kết, thong dong định kế hoạch. Nhưng xét về phương diện khác, sớm tuyên bố quyết định này ra lại có thể khiến cho những kẻ có tâm địa bất chính này phải lộ diện, tránh để bọn chúng vì tình thế ép buộc mà lẫn vào hàng ngũ quân Trung Ương.

Trên thực tế, cũng chính là Vương Phác cố ý yêu cầu Hồng nương tử làm như vậy.

Vương Phác không muốn một vài tên lưu tặc mang tâm địa xấu xa trà trộn vào quân Trung Ương của hắn. Tục ngữ có câu “Một con sâu làm rầu nồi canh“. Vương Phác vất vả nhiều năm vì quân Trung Ương, khó nhọc lắm mới có được cục diện của ngày hôm này, đương nhiên hắn không muốn cục diện tốt đẹp hiện tại bị phá hoại bởi một số kẻ tâm địa xấu xa.

Cho dù là tổn hao một ít thực lực, Vương Phác cũng sẽ không tiếc.

Cho đến hiện tại, nguyên tắc trị quân của Vương Phác là thà thiếu chứ không thèm đồ vứt đi. Đối với quân Trung Ương mà nói, biên chế tám Kỵ Binh doanh dường như đã quá mức khổng lồ rồi. Chẳng những vì quân hưởng hằng năm của bốn vạn tướng sỹ không phải là con số nhỏ, mà còn vì việc đảm bảo hậu cần cho bốn vạn con chiến mã chính là một trách nhiệm cực kỳ nặng nề.

Tuy nói quốc khố hiện tại vì bán đấu giá quan doanh sản nghiệp rất sung túc, tiền còn cất trong kho lên đến ngàn vạn lượng có dư, nhưng Vương Phác sống yên lại nghĩ đến ngày gian khó. Một khi những nguồn tiền này dùng hết rồi mà thế lực công thương lại không thể ngóc đầu, cũng không thể gia tăng thuế cho quốc khố, thì lúc đó Vương Phác lấy gì để nuôi dưỡng một số lượng quân Trung Ương to lớn chứ?

Nếu như có thể hạn chế tám Kỵ Binh doanh thành bốn thì khá là lý tưởng, hạn mức trong lòng Vương Phác là sáu Kỵ Binh doanh.

Khai Phong, phủ đệ của Lý Hổ.

Chính là vào lúc đêm khuya thanh vắng, hai người giả dạng làm khách thương lặng lẽ đi đến, gõ lên cửa chính.

Nghe được tiếp gõ cửa, gia đinh trông cửa ngáp ngắn ngáp dài đi ra mở cửa, trề môi trách móc:

- Đã khuya thế này rồi, là ai đó?

Người khách thương giả dạng nói:

- Chúng ta là khách thương Thiểm Tây, muốn gặp Tướng quân.

- Khách thương từ Thiểm Tây tới?

Gia đinh hơi sửng sốt, nghiêm túc hỏi:

- Các ngươi chờ một chút.

Nói đoạn lại đóng cửa chính. Trải qua khoảng thời gian chừng một chung trà, tên gia đinh kia lại xuất hiện, thần sắc cung kính dẫn hai vị khách thương nọ vào Lý phủ, đi thẳng một mạch vào noãn các phía đông của Lý phủ.

Lý Hô đang chờ trong noãn các phía đông.

Nhìn thấy hai vị khách thương này, Lý Hồ nhìn từ trên xuống dưới đánh giá một lượt, nhíu mày hỏi:

- Hai vị lạ mặt này có gì khẩn cấp không?

Một vị khách thương mỉm cười nói:

- Tục ngữ có câu trước lạ sau quen, đợi đến lần gặp mặt sau, chẳng phải là Tướng quân đã quen biết tại hạ rồi sao?

Lý Hổ nhíu mày hỏi:

- Các vị thật sự là từ Thiểm Tây đến?

- Không.

Khách thương mỉm cười lắc đầu nói:

- Chúng ta đến từ Sơn Tây.

Lý Hổ biến sắc, nghiêm túc hỏi:

- Sơn Tây? Là người của Ngô Tam Quế?

Khách thương ôm quyền vái chào hướng tây bắc, cất cao giọng nói:

- Tại hạ thẹn làm phụ tá dưới trướng Bình Tây Vương!

- Cái gì mà Bình Tây Vương?

Lý Hổ lãnh đạm nói:

- Là đại Hán gian Ngô Tam Quế!

- Ây da, Lý tướng quân đừng nói lời khó nghe như vậy mà.

Khách thương mỉm cười nói:

- Bình Tây Vương không phải là đại Hán gian, Bình Tây Vương mượn quân Thanh vào quân chẳng qua chỉ là vì truy diệt nghịch tặc Lý Tự Thành, nhưng trước giờ chưa từng nghĩ đến việc phải làm nô tài của Kiến Nô, càng chưa từng nghĩ đến việc phản bội Đại Minh. Về phần Hán gian mà nói, thì hoàn toàn là do Vương Phác vu tội cả

- Được được được rồi, đừng nói với ta những thứ vô nghĩa này nữa.

Lý Hổ không nhịn nổi, nói:

- Các ngươi đến tìm ta, có mục địch gì?

Khách thương bỗng nhiên nói:

- Lý tướng quân lẽ nào không biết mình đã chết đến nơi rồi sao?

Lý Hổ giận dữ nói:

- Ngươi có ý gì? Đừng cho rằng các ngươi là người của Ngô Tam Quế, thì lão tử không dám động đến các ngươi!

- Ha ha.

Khách thương nọ cười to nói:

- Người ta thường nói, nếu muốn người khác không biết, trừ phi mình đừng làm. Việc Lý tướng quân cấu kết Sấm tặc giết chết tộc huynh Lý Nham, kỳ thực đã sớm bị Hồng nương tử biết. Sở dĩ Hồng nương tử ẩn nhẫn là vì Vương Phác. Vì Vương Phác muốn giữ Tướng quân làm miếng mồi câu con cá lớn Lý Tự Thành!

Lý Hổ nghe xong không khỏi hít một ngụm lãnh khí, sắc mặt biến đổi liên tục.

Không sai, Lý Hổ quả thật đã âm thầm cấu kết với Lý Tự Thành, định phát động binh biến trước khi quân Trung Ương tiến vào chiếm giữ Hà Nam, giải quyết Hồng nương tử và khống chế quân Hà Nam, đặc biệt là bốn vạn kỵ binh kia!

Nhưng Hồng nương tử trị quân nghiêm khắc, sau khi trở thành Thống soái của quân Hà Nam, đã đề bạt từ trong tướng sỹ tầng thấp ra rất nhiều tướng lĩnh dũng mãnh thiện chiến. Con cháu dòng họ Lý thị đã ngày càng bị ra rìa, bốn vạn kỵ binh kia đã hoàn toàn trở thành thân tín của Hồng nương tử. Nếu như không có ngoại lực tham gia vào, Lý Hổ tuyệt đối sẽ không làm cho Hồng nương tử rung chuyển được.

Cho nên Lý Hổ mới nghĩ đến Lý Tự Thành, ý đồ mượn lực lượng của Lý Tự Thành để dọn dẹp Hồng nương tử.

Nhưng hiện tại, Ngô Tam Quế phái phụ tá đến nói việc này tất cả đều là cạm bẫy do Vương Phác và Hồng nương tử dựng lên, mục đích chẳng qua là dụ dỗ Lý Tự Thành mắc câu, không khỏi khiến Lý Hổ thầm kinh hãi. Bình tĩnh suy nghĩ tỉ mỉ, việc này thật sự lộ ra một chút kỳ quặc. Tại sao Hồng nương tử lại phải tuyên bố tin tức này sớm hai tháng? Liền khiến cho người ta phải suy nghĩ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.