Đế Chế Đại Việt

Chương 3: Chương 3: Sản xuất quân khí




Một ngày thủ phủ có thể miễn phí triệu hoán ra mười cái cư dân. Nhưng Lý Anh Tú cũng có thể tiêu hao năm đơn vị lương thực để triệu hoán một người. Hiện tại lương thực dư thừa Lý Anh Tú quyết định triệu hoán thêm cư dân. Dù sao một cái làng nhưng kể cả Thánh Gióng ba tuổi lại chỉ có mười hai nhân mạng. Hiện tại cái hắn cần nhất chính là nhân lực để sản xuất, để có binh lính.

- Triệu hoán hai mươi cư dân!

“Đinh! Tiêu hao một trăm đơn vị lương thực triệu hoán hai mươi cư dân (mười hai nam, sáu nữ, một người già và một trẻ em.”

Khác với Cao Lỗ xuất hiện từ giữa hai cột đá, hai mươi cư dân lại xuất hiện trực tiếp ở sân trước thủ phủ. Lý Anh Tú cùng Cao Lỗ bước ra. Tư chất của những người này đa phần đều là C cấp, chỉ có một em bé mười tuổi đạt được tư chất A. Lần này hắn lại thu được một thợ nuôi tằm.

- Bẩm Việt vương, hàng rào đã làm xong.

Bỗng nhiên một thanh niên bước vào nói. Tốc độ xây dựng lại rất nhanh, từ thủ phủ Lý Anh Tú có thể thấy được một hàng rào gỗ đường kính hai trăm mét bao bọc lấy làng Cổ Loa. Hàng rào này không chắc chắn lắm, nhưng chống lại thú dữ thì lại thừa sức. Điều đặc biệt hắn nhận ra đó là tốc độ xây dựng của những cư dân này rất nhanh.

- Tốt lắm, hiện tại chúng ta nghỉ trưa ăn cơm trước, sau đó lại tiếp tục xây dựng làng.

Theo phân phó của Lý Anh Tú, các cư dân chia về bốn tòa nhà dân để sống, Cao Lỗ và Thánh Gióng thì ở lại Thủ Phủ. Nhìn tay chân lấm bùn Phù Đổng Thiên Vương Lý Anh Tú do dự có nên triệu hoán luôn mẹ của hắn ra hay không.

Thức ăn của cư dân Văn Lang - Âu Lạc rất phong phú, có thịt, có cá nhưng Lý Anh Tú thích nhất vẫn là cơm nếp nấu bằng ống tre. Mùi thơm của gạo và tre hòa quyện lại chính là món ngon của trời mà bất kỳ ai cũng không thể cưỡng lại được, nhưng lúc này lại chưa có nước mắm nên hắn vẫn thấy bữa cơm hơi nhạt. Ngược lại Cao Lỗ và Thánh Gióng lại ăn rất ngon, đặc biệt là Thánh Gióng, ăn rất nhiều, không biết với thân hình bé nhỏ đó hắn chưa cơm vào đâu. Cũng qua bữa cơm này Lý Anh Tú mới phát hiện các cư dân cũng có tiêu hao lương thực trong kho. Trung bình mỗi cư dân cứ mười ngày sẽ tiêu hao một đơn vị lúa và một số nhỏ đơn vị thực phẩm khác. Vì thế hắn phải biết cân bằng giữa năng lực sản xuất và dân số.

Buổi chiều Lý Anh Tú bắt đầu phân chia lại công việc. Năm thanh niên theo lệnh hắn đi xây dựng gỗ trường, năm nữ nhân lại đi khai khẩn hai mẫu đất cách làng hơn một trăm mét. Hai mẫu đất này Lý Anh Tú đổi từ hệ thống bốn mươi đơn vị gỗ một mẫu. Quá đắt nhưng bù lại tốc độ khai khẩn, thu hoạch, gieo trồng nhanh hơn, đất đai cũng màu mỡ hơn rất nhiều. Có thể nói hệ thống chính là một cái Bug, dù là đất đai khô cằn, bạc màu thế nào chỉ cần tiêu hao bốn mươi đơn vị gỗ thì sẽ có một mẫu đất màu mỡ. Lại nói triệu hoán lần này ra một cụ già tuy tư chất chỉ là C nhưng lại là một nông dân lâu năm, nên Lý Anh Tú cũng không cần phải lo lắng về việc canh tác. Những nữ nhân còn lại thì dẫn theo hai em bé đi hái nhặt trái cây. Một khu rừng thế này Lý Anh Tú không tin lại không có cây ăn quả.

Tám thanh niên khác lại theo lệnh Lý Anh Tú xây dựng nên trại lính. Ba thanh niên đi theo Thạch Tiến và Cao Lỗ học nghề rèn để rèn vũ khí. Khác với AOE mỗi binh lính đi ra từ trại lính đều có trang phục và vũ khí cho mình, bây giờ Lý Anh Tú phải dựa vào lò rèn này để cung cấp. Theo như Cao Lỗ nói hiện tại chỉ có một lò rèn, lại phải cùng lúc sản xuất nông cụ và vũ khí tiến độ quá chậm, thế nên Cao Lỗ ưu tiên đúc mũi giáo đồng và mũi tên đồng để trang bị cho binh lính trước. Dù sao đúc so với rèn nhanh hơn nhiều lắm.

Đến nửa buổi chiều thì trại lính đã được xây xong. Trại lính nằm bên ngoài phía Tây của làng cách chừng năm mươi mét chiếm một khoản đất hơn hai trăm mét vuông bao gồm hai dãy nhà. Một dãy là nơi ở của binh lính, một dãy là kho vũ khí.

“Đinh! Trại lính xây dựng hoàn tất, có thể đào tạo các loại binh chủng: Bộ binh, cung tiễn thủ, dân binh.”

“Bộ binh Âu Lạc, binh chủng sử dụng thành thạo các loại vũ khí trường thương, đoản kiếm,…”

“Cung tiễn thủ Âu Lạc, binh chủng sử dụng thành thạo cung tên và nỏ, lực sát thương rất cao.”

Lý Anh Tú âm thầm cảm thấy may mắn. Văn Lang và Âu Lạc, hai thời kỳ kế cận nhau nhưng lực lượng quân sự lại khác nhau một trời một vực. Người Tây Âu giỏi về chiến đấu, săn bắn thì người Lạc Việt lại là một thuần nông chân chính, quân đội thậm chí cũng không có, mỗi lần đánh nhau mới đi tuyển từ trong dân. Ngược lại sau khi Thục Phán lên ngôi lại xây dựng một quân đội rất mạnh mẽ bao gồm cả bộ binh và thủy quân, trang bị khá nhiều loại vũ khí, đặc biệt chính là nỏ. Dù không có nỏ Liên Châu thì cũng tiễn thủ của Âu Lạc cũng rất lợi hại. Trang bị chính của họ chính là loại nỏ theo kiểu của nhà Tần, thêm bản năng có từ việc săn bắn nên mỗi cũng tiễn thủ của Âu Lạc đều tinh nhuệ vô cùng.

Lý Anh Tú quyết định cho cả tám thanh niên vào trại lính huấn luyện thành sáu bộ binh và hai cung tiễn thủ. Hắn dự định hiện tại lực lượng lấy lực lượng binh linh thành bộ binh làm chủ mà toàn bộ những người khác sẽ được đào tạo thành dân binh, bình thường làm việc, khi chiến tranh thì làm lính bảo vệ cũng tiễn thủ phía sau, nam chủ trường thương, nữ chủ cung nỏ. Dù sao nếu nói về bắn cung nỏ nhân dân Âu Lạc già trẻ, gái trai trăm người thì liền biết trăm người, vì vậy mà lực lượng cung tiễn thủ hắn liền không thiếu. Việt quốc trước giờ luôn là một nước nhỏ nhưng lại chiếm vị trí địa lý quan trọng mà ai cũng muốn có, vì thế mà chiến tranh liên tục đến với Việt quốc, nên mỗi triều đại ngoài phải duy trì một lực lượng quân đội thường trực chính quy tinh nhuệ, thì còn phải có một lực lượng dự bị động viên đông đảo, chính sách ngụ binh ư nông đã được phát triển qua bao đời thậm chí đến thời hiện đại vẫn còn đúng đắn.

Tám thanh niên đi vào bên trong trại lính liền biến mất. Hệ thống bắt đầu quán chú, huấn luyện bản năng chiến đấu cho họ, chỉ cần một ngày, tám người này có thể trở thành tám binh sĩ tinh nhuệ.

Lý Anh Tú lại đến lò rèn, Thạch Tiến và ba thanh niên đang tích cực làm khuôn, nấu đồng đúc mũi thương và mũi tên, riêng Cao Lỗ lại đẽo cây làm nỏ. Nỏ của người Việt cổ thường bắn không xa vì chất liệu làm nỏ có hạn. Lý Anh Tú cũng không biết quá nhiều về vũ khí nhưng ba năm trước hắn vô tình đọc được một bài báo về nỏ gỗ ở Mường Bi nên hắn quyết định để Cao Lỗ thử chế tạo nỏ bằng gỗ hồng bì và làm đam, cánh cung lại làm từ tre, mà dây nỏ thì dùng sợi gai sau đó dùng lá thé để tuốt dây nhiều lần cho đến khi nhựa lá thé ngấm vào dây gai để dây săn và bền hơn. Một số kiến thức quân sự thường thức cũng được hắn ứng dụng vào cho Cao Lỗ chỉnh sửa như đầu thương, mũi tên đều làm hình ba cạnh sắc bén, đầu của nỏ thì gắn thêm một vòng đồng để binh sĩ dùng chân đạp mà lên dây nỏ,…

- Cao Lỗ tướng quân, nỏ làm ra thế nào rồi?

Lý Anh Tú đến cạnh Cao Lỗ hỏi. Cao Lỗ liền dừng việc đang làm cung kính nói.

- Bẩm Việt vương, thần làm theo cách của ngài đã hoàn thành xong một chiếc, mời ngài kiểm tra.

Nói rồi Cao Lỗ lấy ra một chiếc nỏ dài gần mét rưỡi, cánh nỏ dài một mét hai, đầu nỏ là một vòng đồng, trên thân bị đốt, sấy khô còn có những để lại những vết cháy đen. Những loại gỗ làm vũ khí tốt nhất là đem phơi khô tự nhiên như vậy mới càng thêm cứng cáp, đốt lửa sấy thế này độ bền và chắc chắn của nỏ sẽ giảm xuống nhưng đây chỉ là bản thí nghiệm, huống chi hiện tại hắn cần một lượng lớn nỏ nên tạm thời có thể dùng phương pháp này.

Lý Anh Tú cũng là lần đầu tiên cầm đến nỏ, dựa theo ký ức kiếp trước dùng chân phải đạp lấy vòng đồng, hai tay kéo dây nỏ vào lẫy, sau đó đặt mũi tên vào rãnh. Hắn ngắm chuẩn một cây phía xa cách chừng bảy mươi mét liền bóp cò.

“Phựt.”

Lẫy nỏ bật ra, mũi tên phóng đi ra thế nhưng chỉ lạnh lùng lướt qua cái cây mà thôi. Không trúng đích. Lý Anh Tú ngượng ngùng trả lại nỏ cho Cao Lỗ. Cao Lỗ liền nhận lấy thuần thục lắp tên vào nỏ, bắn. Mũi tên chuẩn xác ghim vào thân cây.

- Cao Lỗ tướng quân quả nhiên tiễn pháp như thần, bắn đâu trúng đó.

Lý Anh Tú không tiếc lời khen ngợi. Cao Lỗ khiêm tốn nói.

- Việt vương quá khen rồi. Vừa rồi nếu may mắn hơn thì ngài đã bắn trúng.

Dừng một chút Cao Lỗ lại nói.

- Loại nỏ này tầm bắn đã vượt xa loại nỏ cũ, chính xác hơn, tầm bắn xa cũng phải là gần bảy mươi bước (67 bước tương đương với 100m). Lực xuyên thấu của mũi tên cũng tăng lớn so với mũi tên dẹt.

Đối với kết quả này Lý Anh Tú khá hài lòng. Phải biết nỏ của người Việt cổ bắn xa lắm cũng chỉ là hơn năm mươi mét. Với tầm bắn này nỏ của hắn thậm chí còn vượt nỏ của nhà Tần một chút. Vương Anh Tú gật đầu nói.

- Tốt lắm. Loại nỏ này chế tạo nhanh không? Ngày mai ta cần hai cây nỏ, sáu cây trường thương và tấm thuẫn.

Cao Lỗ cười nói.

- Việt vương yên tâm. Nếu một người làm một ngày có thể tạo ra được bốn thanh nỏ thế này. Trường thương hiện tại Thạch Tiến làm có thể một ngày được mười thanh.

Chợt Cao Lỗ lại nhíu mày nói.

- Chỉ là gỗ và đồng trong kho không còn nhiều, sắt thì vẫn còn nhưng luyện đồ sắt một mình thần làm sản lượng vẫn không đáng kể.

Việc này Lý Anh Tú cũng biết, hắn nói.

- Ngày mai lượt triệu hoán đến ta sẽ cử thêm vài người đến đây. Ngày mai ta muốn cùng một đội binh sĩ đi do thám xung quanh, tìm xem có mỏ quặng nào không?

Cao Lỗ nghe vậy liền lo lắng.

- Ngài đi như vậy thì quá nguy hiểm, dù sao hoàn cảnh xung quanh cũng không quá rõ ràng, hay để thần cũng vài binh sĩ đi xem thế nào?

Lý Anh Tú lắc đầu.

- Không được, hiện tại ta ở lại làng cũng không có tác dụng, ngược lại ngươi hiện tại chính là thợ rèn chủ yếu của làng, quân đội trang bị đều trông đợi vào người. Yên tâm, có binh sĩ đi theo bảo vệ ta an toàn.

Lý Anh Tú còn có ý khác, hắn là người hiện đại, hắn còn có thể nhận ra được một số tài nguyên cần thiết cho làng. Cao Lỗ tuy thông minh nhưng lại là người cổ đại, không thể nhận ra những việc đó. Nên việc đi dò đường không ai hợp hơn ngoài Lý Anh Tú.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.