Cánh Cửa

Chương 4: Chương 4: Ngoài Vùng Phủ Sóng




Có người nọ đêm nào cũng ngủ mê thấy mình đang phiêu diêu tới nghĩa địa để gặp gỡ người bạn gái đã khuất.

Về sau, anh ta nghi ngờ rằng mình bị mộng du bèn nhờ một người bạn gọi điện đánh thức vào lúc nửa đêm, Anh muốn tỉnh dậy từ cơn mộng du ấy.

Nhưng cứ mỗi khi anh và người yêu tương phùng trong giấc mộng, người bạn kia gọi tới, chỉ thấy tiếng thông báo vang lên trong điện thoại: “Số máy quý khách vừa gọi hiện không nằm trong vùng phủ sóng”.

Cha mẹ Tát Nhĩ Hạnh vốn rất ư thoáng tính. Ngày con trai làm lễ thành hôn, họ đến nơi mà không mang theo một lời trách móc cho hành động hoang đường ấy. Người cha chỉ điềm đạm khuyên nhủ:

– Cha tôn trọng buổi lễ thành hôn của con hôm nay nhưng không đồng ý quyết định con tự sát.

Tát Nhĩ Hạnh vốn sống một mình ở gần trường, hôm đó, anh được bố mẹ đưa về nhà.

Đêm ấy, Tát Nhĩ Hạnh nằm trơ trọi trên giường, thần thức mông lung hoảng hốt. Mẹ anh đun một bát canh trứng gừng nóng hổi mang lên, thấy cậu con trai đang nhìn chằm chằm vào một vật mãi không rời, bà liền trông theo ánh mắt của con, hóa ra đó là một chiếc ghế thái sư trống không làm từ gỗ hồng mộc.

– Hạnh, con đang nhìn gì thế?

– Không gì cả.

– Ban nãy con vừa đi mưa xong, dậy ăn ít canh kẻo cảm lạnh!

– Mẹ cứ để đó.

– Ăn đi kẻo nguội!

– Con biết rồi.

– Ngủ sớm đi đừng nghĩ ngợi vẫn vơ nữa!

– Mẹ cũng đi nghỉ đi.

Trước khi rời khỏi phòng, người mẹ thoáng nhìn chiếc ghế thái sư trong giây lát rồi bước tới nhấc nó lên.

Tát Nhĩ Hạnh đứng vụt dậy và gắt gỏng:

– Mẹ định làm gì đấy?

Mẹ anh ngẩn người:

– Mẹ khiêng nó đi chỗ khác.

Mẹ đừng động vào! – Tát Nhĩ Hạnh nói.

Người mẹ thở dài, đặt lại chiếc ghế vào chỗ cũ, bước ra khỏi phòng Tát Nhĩ Hạnh rồi nhẹ nhàng khép cửa lại.

Tát Nhĩ Hạnh lại từ từ nằm xuống và tiếp tục nhìn vào chiếc ghế một cách chăm chú. Anh đang nhớ vẻ Tiểu Nhụy.

Giá mà giờ đây cô ấy đang ngồi trên chiếc ghế kia thì anh sẽ hạnh phúc đến nhường nào… Sau khi khách khứa đã tản mạn về hết, giữa màn đêm yên bình, nàng sẽ dịụ dàng đưa tay vén nhẹ làn khăn che mặt và thẹn thùng hỏi:” Anh yêu, chúng ta sẽ ở chung với bố mẹ sao?”

Chẳng rõ đã bao lâu đã trôi qua, chợt Tát Nhĩ Hạnh văng vẳng nghe thấy thanh âm huyên náo khi gần khi xa từ đâu vọng tới.

Anh nhỏm người dậy, vén rèm cửa sổ nhìn ra ngoài – một đoàn rước dâu đang đi ngang qua nhà anh ngay giữa đêm khuya.

Dàn nhạc dẫn đầu gồm bốn người áo dài đỏ, tiếng kèn rộn rã bay vút thinh không. Bốn phu kiệu vận áo dài xanh, đầu đội mão đen thời nhà Thanh, chầm chậm rước một chiếc kiệu cô dâu lớn kết đầy hoa tươi nhẹ bẫng. Đi theo sau chót đoàn rước hỷ là bốn nàng a hoàn vận váy đỏ, áo cánh xanh.

Thời nay không ít thanh niên không làm đám cưới theo lối phô trương xa xỉ nữa mà lại thích theo kiểu truyền thống, vừa tiết kiệm, vừa độc đáọ, long trọng lại vừạ vui vẻ.

Nhưng Tát Nhĩ Hạnh thấy có gì đó không bình thường, ai lại đi đón dâu giữa nửa đêm thế này cơ chứ? Anh xỏ giày và len lén ra ngoài xem rốt cuộc chuyện gì đang diễn ra.

Gia đình Tát Nhĩ Hạnh sống trong một khu tứ hợp viện. Ở Tây Kinh, tứ hợp viện mới chính là biểu tượng cho địa vị cao nhất trong giới nhà đất. Muốn tậu được một khu tứ hợp viện phải bù tiền cho mấy chục hộ dân khác dời đi.

Tát Nhĩ Hạnh rảo bước ra khỏi nhà, anh đưổi theo nàng a hoàn đi hàng cuối và hỏi han lịch thiệp:

– Cô gì ơi, đám cưới nhà ai mà làm giữa đêm hôm thế này?

Cô gái dường như không nghe thấy lời anh nói, cứ lẳng lặng đi theo cuộc đưa rước. Một cảm giác bất thường lan mạnh trong đầu Tát Nhĩ Hạnh, anh không hỏi han gì nữa mà lặng thinh bám theo.

Đoàn rước dâu đi mãi trong đêm đen thăm thẳm, rồi dừng lại trước một khu tứ hợp viện nọ.

Bên ngoài cổng lớn là những chiếc đèn lồng đỏ treo cao, bước vào trong, mấy chiếc lư hương vẫn đang cháy. Bao nhiêu người đang chờ đợi kiệu hoa vừa tới cửa, chiêng trống vang lên huyên náo, pháo hoa nổi lên đì đùng.

Phu kiệu tháo thanh đỡ xuống rồi nhấc bổng chiếc kiệu hoa vào sân bằng tay không. Họ bước qua một chậu than đỏ hồng rồi hạ kiệu trên bậc thềm vuông vắn.

Một a hoàn khẽ vén rèm kiệu, cô dâu chầm chậm đưa chân xuống. Đầu cô đội mũ phượng trùm lụa đỏ, vai khoác khăn choàng thêu gấm, từ từ bước vào lễ đường.

Tát Nhĩ Hạnh đứng lẫn vào đám ngưòi chăm chú nhìn theo cô dâu, chi chờ được trông rõ dung mạo cô một lần.

Người chấp sự bấy giờ cất cao giọng:

– Nhất bái thiên địa… Nhị bái cao đường…

Tát Nhĩ Hạnh sững sờ trước cảnh tượng cô dâu đang làm lễ bái thiên địa cao đường có một mình!

Người chấp sự lại dõng dạc:

– Phu thê giao bái…

Cô dâu xoay mình sang, khẽ cúi người trước khoảng không như thể trước mặt cô đang thực sự tồn tại một con người. Điều kỳ lạ hiện rõ trong từng đôi mắt của quan khách là ai nấy đều chan hòa chúc phúc trong ánh mắt, chứng kiến hôn sự trong tiếng cười giòn tan như thể không một ai nhận ra sự vắng mặt của chú rể vậy.

Theo phong tục truyền thống, sau ba bái chú rể sẽ vén khăn trùm đầu của cô dâu bằng thanh đòn cân bọc vải đỏ. Ấy vậy mà tấm lụa trùm đầu của cô dâu này chợt tự động rơi xuống…

Tát Nhĩ Hạnh đứng ngây ra như người mất hồn… Cô dâu kia rõ rạng là Tiểụ Nhụy của anh mà!

Người chấp sự tiếp tục hô một cách nhiệt liệt vạ dõng dạc nhất:

– Hôn lễ đã thành!

Ngay lập tức, khách khứa lũ lượt đứng dậy chen nhau theo bước cô dâu đi xem động phòng. Anh mắt Tát Nhĩ Hạnh lia qua những mái đầu chen chục, hướng thẳng về phòng tân hôn…

Người thì đang rải táo đỏ và lạc lên giường cưới, một đứa nhỏ mập mạp bò lăn bò toái trên mặt đất cười hỉ hả, người thì bưng sủi cảo tử tôn và mì trường thọ lên…

Tiểu Nhụy lặng lẽ ngồi bên mép giường, bỏ mặc ngoài tai những âm thành huyên náo vây bốn xung quanh, ánh mắt chăm chăm hướng về một đồ vật… chiếc ghế thái sư gỗ hồng mộc không ai ngồi được đặt ngay chính giữa căn phòng.

Một thanh niên cao to bước tới nhấc bổng chiếc ghế toan mang đi. Tiểu Nhụy đột ngột lên tiếng:

– Đừng động vào!

Chợt một đám khách mới đến làm náo động căn phòng, nói cười rộn rã, xô nhau chen vào khiến tầm nhìn của Tát Nhĩ Hạnh bị che khuất.

Anh bước giật lùi từng bước cho đến khi ra khỏi cánh cổng tứ hợp viện và đứng giữa con ngõ. Anh nh́n về một hướng, chỉ thấy một màn đen, quay sang nhìn hướng khác, vẫn chỉ một màn đen…

Anh chợt nhận ra rằng nơi đây không phải chốn nhân gian!

Cô dâu, chủ hôn, đứa nhỏ, khách khứa… tất cả đều không phải là người!

Mọi thứ đều giống hệt như lễ thành hôn anh tổ chức nơi dương gian, cô dâu vắng mặt, còn trong lễ vu quy ở cõi âm này, người vắng mặt lại là anh…

Nghĩ tới đây, toàn thân Tát Nhĩ Hạnh nổi da gà “Nhà mình ở chỗ nào?” ‘

Anh lập cập lần mò tìm điện thoại toan gọi cho bố mẹ. Anh bấm số, một giọng nói lạnh tanh váng lên tử ống nghe: “Thuê bao của quý khách hiện đang nằm ngoài vùng phủ sóng…”

Tát Nhĩ Hạnh rùng mình, đôi mắt anh mở căng.

Bát canh trứng gừng đã nguội tự bao giờ.

Trong đầu anh giờ này rối ren như mớ bòng bong, chẳng thể nào phân biệt được những chuyện vừa rồi là thật hay chỉ là chiêm bao hư ảo.

Chiếc ghế thái sư gỗ hồng mộc vẫn trống không.

Hôm sau, cô và bác Tiểu Nhụy đã tới trường và lo hậu sự.

Hôm sau nữa, Tát Nhĩ Hạnh dẫn họ tới sở công an xin nhận thi thể Tiểu Nhụy rồi đưa thẳng tới nhà tang lễ.

Xe linh cữu đi trên đường. Tát Nhĩ Hạnh ngồi bên Tiểu Nhụy, tay anh cứ nắm mãi lấy tay cô. Tấm vải trắng phủ kín xác ngọc, bàn tay cô lạnh như băng đá.

Tát Nhĩ Hạnh vẫn một mực tin rằng chính đêm qua Tiểu Nhụy đã tới phòng anh. Cô cho anh hay, khi anh đang làm lễ thành hôn với cô trên dương gian thì cô cũng đang làm lễ vu quy với anh ở dưới âm vậy…

Bỗng một đoàn xe xuất hiện phía đối diện: dẫn đầu là một chiếc xe Lincoln dài trắng bạch, theo sau là một dàn xe con mỗi chiếc một màu, sau chót là chiếc xe khách lớn màu sâm panh. Xe nào xe nấy giăng hoa rực rỡ, đi trong bầu không khí hoan hỷ.

Xe đưa tang và xe đưa dâu đi ngang qua nhau.

Hôm ấy là thứ sáu, ngày mười một tháng ba.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.